Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

09/11/2024 08:18

Khi bị bỏng lạnh cần sơ cứu như thế nào để giảm tổn thương

Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. Vậy khi bị bỏng lạnh cần sơ cứu như thế nào để giảm tổn thương, giảm đau đớn.

Bỏng lạnh hay phỏng lạnh là tình trạng mô da bị đông cứng, tổn thương do tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp khiến cho các mô có thể mất nhiều tuần để phục hồi thậm chí những người bị bỏng lạnh nghiêm trọng có thể bị mất da, ngón tay, ngón chân cũng như bị dị tật và đổi màu, hạ thân nhiệt. Các vị trí trên cơ thể thường dễ bị ảnh hưởng do bỏng lạnh gây ra gồm vùng má, chóp mũi, cằm, tai, các đầu ngón tay, ngón chân.

Nguyên nhân nào gây bỏng lạnh

Nguyên nhân phổ biến gây bỏng lạnh có thể do da tiếp xúc với điều kiện thời tiết lạnh, băng tuyết, tiếp xúc trực tiếp với nước đá lạnh trong thời gian dài, kim loại lạnh hoặc các chất lỏng rất lạnh.

Dấu hiệu nhận biết bỏng lạnh

Khi bị bỏng lạnh cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu điển hình như sau:

+ Da lạnh, nhói đau, có cảm giác bị kim châm, tê, xúc giác giảm hoặc đỏ da khi chạm vào

+ Vị trí bỏng lạnh bị sưng, tróc da

+ Da bị tái đi, chuyển sang màu trắng hoặc màu nhạt.

+ Khu vực bị bỏng lạnh bề mặt da có thể xuất hiện đốm, màu xanh hoặc màu tím, tím thẫm

+ Đau nhói, rát và sưng.

+ Vùng da bị bỏng được làm ấm lại, có thể sẽ xuất hiện các vết phồng rộp, các mô chết có màu đen, xanh hoặc xám đậm

+ Có cảm giác tê, mất tất cả cảm giác lạnh, đau hoặc khó chịu ở vùng bị ảnh hưởng.

+ Khớp, đầu ngón tay, ngón chân hoặc cơ thể bị bỏng lạnh không còn hoạt động.

+ Khi vùng da bị bỏng lạnh được làm ấm lại, các vết phồng rộp lớn xuất hiện sau 24-48 tiếng, rồi chuyển sang màu đen và cứng như các mô chết.

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

Khi nhận thấy một số vị trí trên cơ thể như vùng má, chóp mũi, cằm, tai, các đầu ngón tay, chân có dấu hiệu bị bỏng lạnh cần lập tức thực hiện các biện pháp sơ cứu sau để tránh tình trạng bỏng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bước 1: Nếu đang di chuyển trong khu vực thời tiết lạnh giá, băng tuyết hãy nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn, làm ấm cơ thể ngay lập tức. Nếu bị bỏng lạnh do tiếp xúc với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh,… cần tránh xa khu vực đó.

Bước 2: Kiểm tra các vị trí trên cơ thể nếu phát hiện bị bỏng lạnh cần ngâm vùng da bị ảnh hưởng trong nước ấm 40°C là tốt nhất, tuyệt đối không ngâm với nước nóng bởi nước nóng có thể khiến vùng da bị bỏng lạnh trở nên trầm trọng hơn/

Bước 3: Hãy cố gắng làm ấm toàn bộ cơ thể, uống nhiều nước ấm, giơ cao vùng da bị bỏng lạnh sau khi làm ấm lại.

Bước 4: Nếu da bị bỏng xuất hiện phồng rộp hãy dùng băng gạc khô, sạch để băng vùng da bị phồng rộp, tránh vết thương bị vỡ, nhiễm trùng.

Bước 5: Da sau khi được sưởi ẩm lại, da sẽ bắt đầu đổi màu, các vết phồng rộp sau khoảng 2-3 ngày chăm sóc sẽ dần đóng vảy, các lớp da mới màu hồng sẽ dần hình thành bên dưới lớp da đổi màu

Tuy nhiên, khi bị bỏng lạnh nếu xuất hiện kèm theo các triệu chứng da tái nhạt, tê, sưng, đỏ, đau buốt cần nhanh chóng đến cơ sở y tế, bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc theo đơn. Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng bỏng lạnh, tránh những biến chứng nghiêm trọng gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

Bí quyết giúp uống rượu bia không say

Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

Ngộ độc rượu mật nhân: cách nhận biết, sơ cứu chuẩn xác nhất