Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

05/11/2024 10:47

Phải làm gì khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.

Một số loài thú hoang trong rừng cắn, tấn công chúng ta khi chúng cảm thấy bị đe dọa, bị đau, bảo vệ con non, bảo vệ lãnh thổ, trêu chọc hay ngay cả khi không có hành động khiêu khích nào chúng,… Khi bị thú hoang tấn công chúng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí vết cắn của thú hoang tiềm ẩn bệnh dại

Dấu hiệu của vết cắn từ động vật hoang dã

Khi bị động vật hoang dã cắn hay tấn công chúng ta sẽ nhận thấy các dấu hiệu sau:

+ Vết cắt lớn có thể chảy máu trên da hoặc không

+ Vết bầm tím trên da

+ Vết thương do bị nghiền khi cắn;

+ Vết cắn chính xác.

Hướng dẫn cách sơ cứu vết cắn từ động vật hoang dã

Vết thương nhỏ

Nếu bị thú hoang cắn nếu vết thương nhỏ, không quá sâu và không có dấu hiệu nhiễm trùng hay bệnh dại nên nhanh chóng rời khỏi rừng, rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước trong vòng 15 phút để rửa trôi virus, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc nguy hiểm. Khi vệ sinh vết thương cần thao tác nhẹ nhàng để tránh làm vết thương dập nát hoặc tổn thương lan rộng hơn, tránh khâu kín vết thương. Thoa kem kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và băng bó lại vết thương bằng băng sạch, tới cơ sở y tế để được thăm khám kiểm tra.

Vết thương sâu

Nếu bị thú hoang cắn có vết cắn sâu và chảy máu, nên nhanh chóng rửa sạch vết thương. Sử dụng khăn tay, khăn mặt, khăn tắm để làm miệng đệm bằng ép trực tiếp lên vùng da bị cắn, sau đó dùng thun ống để quấn xung quanh cố định vết thương, bằng với lực vừa phải để máu vẫn có thể lưu thông và đến gặp ngay bác sĩ để được sơ cứu, tiêm thuốc kháng sinh, thuốc phòng cống uốn ván, bệnh dại,…

Vết thương bị nhiễm trùng

Nếu có những dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, đau hay chảy mủ, nên đến các cơ sở y tến, bệnh viện ngay lập tức để được sơ cứu, điều trị sớm

Phòng ngừa vết cắn từ động vật hoang dã

+ Khi đi vào trong rừng hay gặp các con vật hoang dã hãy tránh xa những con thú hoang ngay cả khi trông chúng không được khỏe mạnh.

+ Khi đi trong rừng hoặc những khu vực nhiều cây cối, nên mặc áo quần dài tay để hạn chế bị động vật cắn, tấn công

+ Nên tiêm ngừa uốn ván vì rất có thể trong nước dãi của động vật hoang dã có chứa mầm virus gây uốn ván.

+ Tiêm phòng bệnh dại.

+ Không tấn công, trêu chọc các loài động vật thú hoang trong rừng.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

Bí quyết giúp uống rượu bia không say

Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ