Khám phá hang động hãy nhớ rõ những quy tắc an toàn này
Chuẩn bị nước và thực phẩm
Trong mỗi chuyến hành trình khám phá chúng ta sẽ mất nhiều sức do đó nên chuẩn bị nước và thực phẩm đầy đủ để kịp thời bổ sung năng lượng. Bạn không nên dùng nước ngầm ở dưới hang động, vì chúng chưa được kiểm định an toàn dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Các loại thực phẩm nên mang theo khi thám hiểm hang động thường là trái cây, viên đạm tổng hợp, thực phẩm đóng hộp, lương khô,…không nên mang theo thực phẩm tươi sống sẽ rất nguy hiểm khi nấu nướng trong hang động dễ thu hút các loài động vật nguy hiểm như: rắn, rết, nhện độc,...
Lựa chọn trang phục khi khám phá hang động
Một số hang động khá lạnh, ẩm thấp nên nhiệt độ càng vào sâu càng lạnh do đó lên sử dụng quần áo chuyên dụng. Bạn nên lựa chọn trang phục và vật dụng mang theo thật kỹ càng nên chọn những trang phục bền chắc có khả năng giữ ấm cơ thể tốt.
Sử dụng giày có độ bám cao để không bị trượt ngã khi di chuyển trong hang.
Nên trang bị những miếng đệm lót cho khuỷu tay và đầu gối tránh trường hợp bị ngã cho trơn trượt, bò trườn xuống nền hang động trong những lối đi chật hẹp.
Trang bị mũ bảo hộ
Trong hang động phần mái sẽ có những chỗ vừa thấp lại gồ gề, có nhiều thạch nhũ nhọt do đó khi bạn bất cẩn có thể va đầu vào bất cứ lúc nào gây choáng váng hoặc đau đớn. Do đó, để đảm bảo an toàn cho vùng đầu hãy trang bị mũ bảo hộ loại tốt vừa với đầu không quá trật hay quá rộng.
Đèn chiếu sáng
Đèn chiếu sáng là vật dụng không thể thiếu trong chuyến hành trình khám phá hang động. Nếu không được trang bị đèn chiếu sáng việc di chuyển trong hang động hết sức khó khăn do hang động ở sâu trong lòng đất ánh sáng mặt trời không thể chiếu sáng được.
Nên trang bị đèn chiếu sáng có công suất cao sử dụng được lâu ngày để đề phòng phải mất nhiều ngày trong hang động. Bạn có thể trang bị thêm pin hoặc sạc dự phòng để sạc cho đèn hoặc mang thêm bật lửa, diêm không thấm nước để dự phòng, khẩu trang, pin dự phòng luôn đầy điện, điện thoại, dây thừng,…
Các vật dụng khác
Trước mỗi chuyến khám phá hang động bạn hãy tìm hiểu về địa hình của hang động mà mình thám hiểm. Nếu hang động ấy có sông ngầm thì bạn nên mang theo xuồng cao su hoặc các dụng cụ lặn dưới nước... Với hang động lần đầu tiên khám phá thì bạn hãy mang theo những trang thiết bị cơ bản, khám phá ngắn ngày và chia làm nhiều đợt.
Nhớ kỹ thuật thám hiểm hang động, tuân thủ theo sự hướng dẫn của trưởng đoàn
Để đảm bảo an toàn cho bản thân hãy nhớ rõ các kỹ thuật thám hiểm cần thiết. Nếu di chuyển cả nhóm trong hang, hãy cử 1 người có kinh nghiệm nhất đi đầu và 1 người khá giỏi đi cuối, giãn cách đi đều nhau, di chuyển chậm.
Không tự ý quấy nhiễu các loài động vật trong hang vì bạn không biết sẽ có những loài động vật nguy hiểm nào trú ngụ trong hang. Tuy các sinh vật sống nơi đây thường trốn chạy khi thấy người nhưng có thể chúng sẽ tấn công lại nếu bị trêu trọc nhất là những loài rắn độc.
Lên kế hoạch, phác thảo trước hành trình lên bản đồ và nhớ mang theo địa bàn để xác định phương hướng, nhất là khi trong hang có nhiều ngã rẽ. Bạn cũng nên đánh dấu lên bản đồ, đường đi khi di chuyển trong hang để dễ tìm đường trở ra hơn.
Sẽ có những hang động không có đường phân gió nên trước khi vào hang bạn hãy xác định xem hang động có lỗ thông gió hay không. Cách đơn giản để thử đó là đứng gần cửa hang, buộc 1 mẩu giấy vào đầu sợi nếu mẩu giấy lay động thì tức hang có lỗ thông gió, bạn có thể an tâm khám phá.
Nếu trên hành trình đi, càng vào sâu bạn càng thấy khó thở hoặc thấy có hiện tượng bất thường thì nên rời đi ngay.
Để tránh trường hợp bị đi lạc nên mang theo những cuộn dây nhỏ có màu sáng để tránh bị lạc. Khi đi đến vùng tối hãy cột một đầu dây vào một bên lối đi rồi thả dần theo bước chân, hết cuộn này đến cuộn khác. Khi hết dây mà hang động vẫn còn sâu, thì dù có hấp dẫn đến mấy bạn cũng cần quay ra để đảm bảo an toàn cho bản thân và người đi cùng.
Luôn tuân thủ sự hướng dẫn của trưởng đoàn không tự ý tách đoàn khám phá một mình.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách xử lý khi va chạm phải cá đá (Synanceja)
Cá đá (Synanceja) là một trong những loài cá biển nó nọc độc, nếu vô tình dẫm phải hay va chạm với chúng sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc từ vây lưng gây nguy hiểm đến sức khỏe. -
Nọc độc của sứa Irukandji nguy hiểm như nào, cách sơ cứu chuẩn
Sứa Irukandji có kích thước nhỏ nhưng nọc độc của chúng mạnh hơn 100 lần so với nọc độc của rắn hổ mang. Nếu không phát hiện sớm, sơ cứu đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. -
Kỹ năng xử lý khi bị sứa bờm sư tử đốt
Sứa bờm sư tử hay sứa Lion’s Mane là loài sứa biển khổng lồ có đường kính khoảng 2,4m, xúc tu của chúng có thể vươn xa hơn 30m. -
Cách xử lý khi bị sứa tầm ma biển đốt
Sứa tầm ma biển có hình dạng giống cây tầm ma, loài sứa này có chất độc gây nóng rát, sưng đỏ,… Vậy phải làm gì khi bị sứa tầm ma biển đốt để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Cách sơ cứu khi bị sứa bắp cày tấn công
Sứa bắp cày chứa nọc độc trong xúc tu, loài sứa này có màu sắc hình dáng tương đồng, đôi khi hòa lẫn vào nước biển nên rất khó nhìn thấy nên khi tắm biển rất nhiều người bị loài sứa bắp cày tấn công gây đau buốt, bỏng rát,… -
Cách sơ cứu khi bị ngộ độc so biển
So biển là loài sinh vật có ngoại hình rất giống với loài sam biển nên nhiều người dễ nhầm lẫn, khi ăn phải gây tình trạng ngộ độc so biển. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị gai nhím biển đâm vào da
Khi đi tắm biển, lặn biển nhiều người vô tình dẫm phải nhím biển gây đau đớn, nếu không xử lý đúng cách sẽ gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. -
Dị ứng cua đồng có dấu hiệu gì, cách xử trí khi bị dị ứng
Dị ứng cua đồng xảy ra sau khi chúng ta ăn cua đồng hay các món ăn có chứa cua đồng khiến cơ thể xuất hiện tình trạng dị ứng. Khi bị dị ứng cua đồng nên làm gì, cách phòng tránh như thế nào? -
Dị ứng xi măng cần xử trí như nào?
Dị ứng xi măng rất dễ gây nhầm lẫn với viêm da cơ địa nên nếu không biết cách nhận biết, xử trí đúng cách có thể khiến tình trạng da bị dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. -
Bị dị ứng yến mạch cần xử trí như nào tránh nguy hiểm cho sức khỏe?
Dị ứng yến mạch nếu không biết cách nhận biết, xử trí không đúng có thể gây nhiều nguy hại cho sức khỏe.