Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

31/10/2024 11:29

Cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùn

Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.

Vô tình ăn hoặc uống phải thực phẩm/ đồ uống quá nóng có thể khiến lưỡi của chúng ta bị bỏng, đau rát, ảnh hưởng đến việc ăn uống. Khi bị bỏng lưỡi cần biết cách sơ cứu hợp lý để vết thương giảm đau, tránh nhiễm trùng.

Dấu hiệu nhận biết bỏng lưỡi

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng nên khi bỏng lưỡi sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau

+ Cấp độ 1: Cảm thấy đau ở lưỡi, lưỡi bị đỏ, sưng, có nhiều hạt nhỏ li ti màu đỏ trên bề mặt lưỡi đau khi ăn thức ăn

+ Cấp độ 2: Lưỡi bị đau hơn, có nhiều hạt nhỏ li ti trên bề mặt lưỡi, lớp ngoài cùng và lớp dưới lưỡi bị tổn thương, sưng đỏ, phồng rộp

+ Cấp độ 3: Lưỡi bị đổi màu trắng hoặc đen, mất cảm giác hoặc bị đau ở lưỡi.

Biến chứng khi bị bỏng lưỡi

Bỏng lưỡi cũng có thể ảnh hưởng vị giác, dẫn đến việc mất vị giác. Tuy nhiên, bị bỏng lưỡi mất vị giác chỉ là một biến chứng tạm thời vì vị giác thường tự tái tạo sau mỗi hai tuần nếu không bị bỏng quá nặng.

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi

Cần sơ cứu vết bỏng để giảm nhẹ sự đau đớn và ngừa biến chứng, phòng tránh nhiễm trùng, giảm đau khi bị bỏng lưỡi:

Bước 1: Hãy nhanh chóng ngậm đá bào hoặc kem que để làm dịu cơn đau do bỏng lưỡi.

Bước 2: Uống nước và súc miệng với nước mát trong vài phút. Thử ngậm một ít đường hoặc mật ong lên lưỡi để giảm đau khi bị bỏng.

Chăm sóc lưỡi sau khi bị bỏng

Khi bị bỏng lưỡi bị đau rát, khó khăn khi ăn uống nên chúng ta cần tránh ăn hoặc uống các chất lỏng ấm nóng để không gây kích ứng vết bỏng. Nếu cảm thấy bị đau, xuất hiện viêm có thể uống acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil) để giảm đau

Tình trạng bỏng lưỡi có thể lành trong khoảng 2 tuần hoặc ít hơn. Nếu vết bỏng không cải thiện hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như: sốt, vết phỏng có mủ, lưỡi sưng, lưỡi đỏ hơn, cơn đau tăng, lưỡi không lành cần lập tức đến cơ sở y tế để điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.

Ngăn ngừa nguy cơ phỏng lưỡi chúng ta trước khi ăn hoặc uống cần kiểm tra nhiệt độ đồ ăn, thức uống. Nếu bị bỏng quá nặng hay vết bỏng không lành, hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám, điều trị tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

Bí quyết giúp uống rượu bia không say

Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ