Vì sao đồ ăn cay gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột
Ăn nhiều đồ cay có gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột không
Đồ ăn cay không chỉ được xem là kẻ thù của dạ dày mà còn gây ảnh hưởng nhiều cho hệ vi sinh, sức khỏe đường ruột. Chất capssaici có trong thực phẩm cay có thể gây nên tình trạng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hay kích ức miêm mạc dạ dày, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Đồ ăn cay được nhiều người yêu thích vì hương vị cay nồng, giúp món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn hơn. Nhưng nếu ăn các đồ ăn cay thường xuyên không chỉ khiến cho thực quản, dạ dày, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng mà còn gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột từ đó gây các bệnh về đường tiêu hóa như: da dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, IBD, hội chứng ruột kích thích, SIBO,…
Thói quen ăn cay, ăn các loại thực phẩm cay khi ăn đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khi ăn cay ở mức độ phù hợp sẽ giúp giảm cân, làm tăng quá trình trao đổi chất lên tới 5%, đốt chát calo nhanh hơn. Ngoài ra, khi ăn cay còn có tác dụng kích thích hệ thần kinh, sản xuất endorphin, các hợp chất hoá học tự nhiên trong não tạo ra cảm giác thoải mái, cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.
Một số loại gia vị cay như ớt trong thực phẩm có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cao, đột quỵ. Chất capsaicin có trong đồ ăn cay giúp kích thích dịch tiêu hóa trong dạ dày, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, hỗ trợ việc hấp thụ chất dinh dưỡng, hạn chế tình trạng tiêu chảy. Đồng thời, khi ăn cay ở mức độ phù hợp còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh và giảm tình trạng viêm nhiễm, tăng cường quá trình trao đổi chất,…
Tuy nhiên, ăn cay quá mức, ăn quá thường xuyên sẽ có thể gây ra những tổn thương cho dạ dày, đường ruột, hệ vi sinh đường ruột và sức khỏe đường ruột từ đó sinh ra các triệu chứng như ợ chua, buồn nôn, nóng rát dạ dày, viêm loét dạ dày,…
Khi ăn cay đúng cách capsaicin trong thức ăn cay có thể ảnh hưởng đến ruột và hệ vi sinh vật bằng cách loại bỏ vi khuẩn có hại hoặc khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Ngược lại, nếu ăn cay quá mức sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột từ đó khiến sức khỏe đường ruột bị suy giảm.
Ngoài ra, cơ thể của chúng ta có thể xuất hiện tình trạng trào ngược axit dạ dày thực quản, gây viêm loét dạ dày thực quản. Việc ăn cay quá mức có thể khiến cơ thể bị mất ngủ do khi ăn cay tính cay nồng mạnh của ớt còn gây hưng phấn cao nếu ăn trước giờ đi ngủ, khiến cho hệ thần kinh bị tác động nên dễ mất ngủ trong thời gian dài, phát sinh triệu chứng ợ nóng, đau dạ dày gây khó ngủ, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ. Sự kích thích do thức ăn cay gây ra có thể kích thích phản ứng viêm trong ruột, dẫn đến khó chịu và có khả năng gây tổn thương niêm mạc ruột.
Để bảo vệ đường ruột, hệ vi sinh đường ruột, dạ dày, thực quản chúng ta nên hạn chế ăn cay, các gia vị tính cay nóng, không nên ăn cay vào mùa hè khi thời tiết nóng bức. Khi ăn cay không nên chỉ ăn mỗi món cay mà nên kết hợp với các thực phẩm có vị chua, mặn, ngọt,... để kìm bớt tác hại của vị cay, giảm bớt tính cay nóng. Tuyệt đối không ăn cay khi bụng đói, nên làm dịu cơ thể bằng các loại đồ uống giải nhiệt vì nó vừa giúp làm dịu vị cay còn đọng lại trên lưỡi vừa loại bỏ mùi cay nồng trong khoang miệng.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, bởi chất xơ từ các loại rau củ, trái cây có thể ảnh hưởng đến chức năng của ruột như: quá trình tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng, giữ nước khối thực phẩm khi di chuyển, tăng khả năng lên men của vi khuẩn ở ruột già, đồng thời ngăn cản sự hấp thu các độc chất có trong thức ăn, hạn chế sự tăng đường huyết sau khi ăn, tạo khối phân, kích thích trực tràng. Các loại chất xơ giàu prebiotic có trong một số thực phẩm giàu chất xơ rất hữu ích cho hệ vi sinh vật đường ruột, bởi chúng có thể hoạt động như một loại phân bón cho vi sinh vật khỏe mạnh trong ruột. Kết hợp các loại thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, chẳng hạn như men vi sinh: sữa chua, kefir, kim chi,…
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa gây hại cho hệ vi sinh đường ruột như nào?
Thực phẩm chứa nhiều đường gây ảnh hưởng cho hệ vi sinh đường ruột như thế nào
Hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp giảm cân, ngừa béo phì
Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch
Những điều cần biết về SIBO (phát triển quá mức vi khuẩn ở ruột non), chẩn đoán, điều trị
Suckhoecuocsong.vn