Vết muỗi đốt sưng cứng bất thường phải làm sao?

4/27/2018 4:27:11 PM
Bị muỗi đốt là hết sức bình thường, các vết do muỗi đốt gây ngứa , sưng rồi mất đi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên vết muỗi đốt nổi cục đỏ, sưng ngứa, khó chịu bất thường phải xử lý như thế nào?

 

Việc sơ sểnh để bị muỗi đốt là hết sức bình thường đối với bất cứ ai. Các vết do muỗi đốt gây ngứa , sưng rồi mất đi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên vết muỗi đốt nổi cục đỏ, sưng ngứa, khó chịu bất thường phải xử lý như thế nào?

Tính chất đặc trưng của muỗi

Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae. Loại này thuộc bộ hai cánh cứng và có một cái vòi dài dùng để hút máu, thân thì mỏng và có đôi chân dài.

Thống kê cho thấyhiện nay có khoảng 150 loài với 12 giống khác nhau nhưng chỉ có một vài loài mang bệnh. Loài này chủ yếu sống trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Muỗi đực thường hút nhựa cây hoặc trái cây để sống, còn muỗi cái thì hút thêm máu người để bổ sung protein nuôi dưỡng cho trứng.

Muỗi sinh sôi nhiều vào mùa hè. Ghi nhận từ thực tế, muỗi thường tấn công ồ ạt vào ban đêm. Khi bị muỗi đốt, chủ nhân sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy.

Vì sao các vết muỗi đốt lại sưng và ngứa

Theo giải thích khoa học, sở dĩ các vết đốt bị ngứa và sưng là một phản ứng của hệ thống miễn dịch với kháng nguyên được hiện diện trong nước bọt của những con muỗi. Điều đó có nghĩa là khi muỗi đốt chúng đã tiêm một chút nước bọt để “gây tê tại chỗ”. Điều này lý giải vì sao nhiều người không nhận ra bản thân đang bị muỗi đốt trong một vài giây.

Các nhà khoa học lý giải, nước bọt của muỗi hoạt động như một chất chống đông máu, ngăn ngừa máu đông vì thế muỗi có thể tự do hút máu trong cơ thể đến khi chúng đã hút máu no nê.

Đối với người bị muỗi đốt, cơ thể sẽ gửi kháng thể IgG và IgE để đối phó với việc “tấn công” của các con muỗi đáng ghét. Quá trình này có thể dẫn tới một phản ứng miễn dịch bình thường và biểu hiện rõ nét trên da là những vết sưng và ngứa. Ở trẻ em, vết muỗi đốt thường sưng to và ngứa nhiều hơn ở người trưởng thành.

Khi các vết muỗi đốt bị sưng, nổi cục phải xử lý thế nào ?

Theo kết quả các nghiên cứu, muỗi thường ưa thích những người có một tỷ lệ lớn khí carbon dioxide trong mồ hôi và sự hiện diện của chất hóa học Nonanal.Vì vậy, có 3 loại người thường bị muỗi đốt đó là nam giới, những người béo phì và người có nhóm máu O.

Để giảm ngứa và sưng khi bị muỗi đốt chúng ta có thể sử dụng nhiều biện pháp tự nhiên như xoa dầu gió, giấm, nước cốt chanh hoặc kem đánh răng vào các nốt muỗi đốt. Lưu ý không nên gãi quá nhiều vì có thể dẫn đến thâm tím, chảy máu gây nhiễm trùng da.

Những trường hợp bị muỗi đốt nổi cục, sưng cứng bất thường,sau một tuần các triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nên tồi tệhơn cần đi khám bác sĩ để được chăm sóc và có biện pháp xử lý tốt nhất. Đặc biệt những người sau khi bị muỗi đốt có biểu hiện sốt cao đột ngột, xuất hiện những vết xuất huyết trên cơ thể như ở da bụng, tay, chân, cổ…cần đến bệnh viện ngay bởi đây là các dấu hiệu của sốt xuất huyết do muỗi vằn gây ra.

Theo Dantri.com.vn

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?