Tham quan Đại Nội Huế khi đi du lịch Huế

2/2/2021 10:07:00 AM
Đại Nội Huế là chốn cung đình xưa cũ của triều đại nhà Nguyễn ở Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm khi tham quan Đại Nội Huế.

 

Trong các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Huế, Đại Nội Huế là địa điểm du lịch được nhiều du khách trong nước và nước ngoài ghé thăm, tham quan. Đại Nội Huế là chốn cung đình xưa cũ của triều đại nhà Nguyễn ở Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một vài kinh nghiệm khi tham quan Đại Nội Huế.

Thời gian lý tưởng để tham quan Đại Nội Huế

Tại Huế thời tiết khá khác biệt với một số nơi, mỗi mùa ở Huế đều có những trải nghiệm, vẻ đẹp khác nhau. Nhưng để chuyến tham quan Đại Nội Huế được chọn vẹn, chụp cho mình những bức hình đẹp nhất du khách nên đi vào mùa thu hoặc tháng 1, tháng 2 đầu năm. Du khách có thể du lịch đến Huế vào tháng 4, tháng 6 các năm chẵn vì tại đây sẽ tổ chức lễ hội Festival Huế với nhiều hoạt động văn hóa thú vị và hấp dẫn.

Hướng dẫn cách di chuyển đến Đại Nội Huế

Đại Nội Huế nằm trong Kinh thành Huế ở ngay trung tâm thành phố Huế. Để di chuyển đến Đại Nội Huế du khách di chuyển từ bờ Nam sông Hương, đi qua cầu Tràng Tiền, cầu Phú Xuân hoặc Bạch Hổ. Tiếp đến đi theo hướng đường cửa Quảng Đức, du khách có thể di chuyển đến Nội thành Huế.

Phương tiện di chuyển đến Đại Nội Huế

Để di chuyển đến Đại Nội Huế được dễ dàng thuận tiện du khách có thể lựa chọn các phương tiện để di chuyển như: xe taxi, xe ô tô, xe máy, xích lô hoặc xe bus

Giá vé tham quan Đại Nội Huế

Giá vé tham quan Đại Nội Huế không quá đắt. Mức giá được quy định cụ thể như sau:

Giá vé tham quan Đại Nội Huế người lớn: 150 000đ/người

Giá vé tham quan Đại Nội Huế trẻ em: 30.000đ/người.

Kinh nghiệm tham quan khám phá Đại Nội Huế

Khu vực Đại Nội Huế rất rộng nên để tham quan khám phá các công trình kiến trúc nơi đây cũng như tìm hiểu về một phần chốn cung đình xưa cũ của triều đại Nguyễn du khách dành nửa ngày hoặc một ngày để tham quan.

Đại Nội Huế được xây dựng trên mặt bằng với diện tích hơn 500 ha, bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành với kiến trúc nghệ thuật cung đình.

Hoàng Thành có mặt bằng gần vuông được xây bằng gạch có chiều cao 4m, độ dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, có 4 cửa ra vào chính là: Ngọ Môn (cửa chính) nằm ở phía Nam, Cửa Hiển Nhơn nằm ở phía Đông, Cửa Chương Đức nằm ở phía Tây, Cửa Hòa Bình nằm ở phía Bắc. Các cầu và hồ được đào xung quanh phía ngoài thành đều có tên Kim Thủy.

Ngọ Môn

Cổng chính của Hoàng Thành hay được gọi là Ngọ Môn nằm ở phía nam của Hoàng Thành. Ngọ Môn gồm hai thành phần chính: Đài – Cổng và Lầu Ngũ Phụng. Ngọ Môn là chiếc cổng xây mặt về hướng Ngọ - Hướng Nam là hướng quy định cho các bậc Vua Chúa.

Khi đi qua công Ngọ Môn du khách sẽ đi ra cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch đến điện Thái hóa và sân Đại Triều Nghi. Nơi đây được sử dụng cho các buổi Triều Nghi như lễ Đăng Quang, sinh nhật Vua, đón tiếp Sứ Thần và các buổi Đại Triều tổ chức 2 lần hàng tháng. Điện Thái Hòa được xem là trung tâm quyền lực của Việt Nam thời phong kiến.

Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành là một trong những khu vực quan trọng và quan trọng nhất của Đại Nội. Tử Cấm Thành được đặt cùng một trục Bắc - Nam với Hoàng Thành và Kinh Thành, gồm một vòng tường thành bao quanh các khu vực cung điện như:

+ Điện Cần Khánh đây là nơi vua tổ chức lễ Thường triều

+ Điện Càn Thành nơi đây là chỗ ở của vua

+ Cung Thái Khôn là nơi ở của Hoàng Qúy Phi

+ Lầu Kiến Trung từng là nơi ở của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương

Hưng Miếu

Hưng Miếu hay Hưng Tổ Miếu đây là nơi thờ ông Nguyễn Phúc Côn, thân sinh của vua Gia Long. Lúc sinh thời ông không ở ngôi chúa nhưng vẫn được truy tôn miếu hiệu là Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế. Miếu được xây dựng và năm Gia Long 3 (1804) ở góc Tây Nam Hoàng Thành.

Thế Miếu

Thế Miếu hay Thế Tổ Miếu, nằm ở góc Tây Nam bên trong Hoàng Thành, nơi thờ các vị Vua triều Nguyễn và cũng là nơi triều đình đến cũng tế các vị Vua quá cố, nội giới trong triều.

Cung Diên Thọ

Cung Diên Thọ là nơi ở và sinh hoạt, thư giãn của Hoàng Thái Hậu và các Thái Hoàng Thái Hậu. Cung Diên Thọ tọa lạc ở phía Tây Bắc trong Hoàng Thành, được xây dựng vào năm 1803.

Hiểm Lâm Các

Hiển Lâm Các nằm trong khu vực Miếu Thờ Hoàng Thành Huế, được xây dựng vào năm 1821. Nơi đây chính là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích các Vua triều Nguyễn và các đại thần có công lớn trong triều đại phong kiến của Việt Nam.

Cửu Đỉnh

Cửu đỉnh là 9 cái đỉnh được làm bằng đồng được đặt trước Hiền Lâm đối diện Thế Miếu. Cửu Đỉnh được đúc tại Huế vào cuối năm 1835. Cửu Đỉnh mang ý nghĩa biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước và ước mơ của triều đại nhà Nguyễn. Mỗi đỉnh được khắc một tên riêng được lấy từ Miếu hiệu mang biểu tượng của vị vua đó.

+ Cao đỉnh: vua Gia Long

+ Nhân Đỉnh: vua Minh Mạng

+ Chương Đỉnh: vua Thiệu Trị

+ Anh Đỉnh: vua Tự Đức

+ Nghị Đỉnh: vua Kiến Phúc

+ Thuần Đỉnh: vua Đồng Khánh

+ Tuyên Đỉnh: vua Khải Định

+Vũ Đỉnh và Huyền Đỉnh chưa tượng trưng cho vua nào.

Tả Vu và Hữu Vu

Tả Vu và Hữu Vu trong Đại Nội, xây dựng đầu thế kỷ 19 và trung tu vào năm 1899, Tả Vu là nơi dành cho các quan Văn, Hữu Vu cho quan Võ là nơi các quan chuẩn bị ghi thức trước khi thiết triều, nơi làm việc của Cơ Mật Viện, nơi tổ chức thi Đình và Yến Tiệc.

Thái Bình Lâu

Thái Bình Lâu được tiến hành xây dựng vào năm 1919 do Vua Khải Định khởi công và hoàn thành năm 1921. Nơi đây được nhà vua sử dụng để nghỉ ngơi lúc rảnh rỗi, đọc sách, viết văn, làm thơ, thư giãn,…

Duyệt Thị Đường

Nơi đây là sân khấu chính để biểu diễn múa, ca hát dành cho vua các bà Hoàng, hay các cung tần mỹ nữ và các quan của triều đình

Các hoạt động nổi bật khác khi đến tham quan Đại Nội Huế

Bên cạnh tham quan các công trình kiến trúc độc đáo, du khách có thể tham gia đêm Hoàng cung được tổ chức vào thứ 7 hàng tuần. Trong hoạt động đêm Hoàng cung du khách sẽ được ngắm nhìn Đại Nội Huế ngập tràn ánh sang cùng với các nghi thức của cung đình xưa được tái hiện đầy chân thực cùng với các hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

Một số điều lưu ý khi tham quan Đại Nội Huế 

+ Nên mặc trang phục áo dài hoặc váy dài không nên lựa chọn trang phục bó sát hay quá ngắn.

+ Khi tạo dáng chụp ảnh không tạo dáng phản cảm vì điều này thể hiện sự thiếu tôn kính ở chốn cung đình

+ Không được chụp ảnh, ghi hình nội thất khi chưa được sự cho phép của ban quản lý và không tùy tiện sờ tay vào các hiện vật trong Đại Nội Huế.

+ Nên đọc trước sơ đồ, đường đi và vị trí các di tích để tránh lạc đường

+ Không vứt rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định

+ Không gây tiếng ồn

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác