Sóng thần: Dấu hiệu nhận biết, kỹ năng thoát khỏi cơn sóng thần nguy hiểm
Cơn sóng thần có thể phá hủy hoàn toàn các thành phố, cuốn trôi mọi tài sản, nhà cửa, xe cộ và giết chết hàng chục ngàn người. Vậy làm thế nào để nhận biết sắp sửa có cơn sóng thần xảy ra, kỹ năng thoát hiểm khỏi cơn sóng thần hung dữ như nào? Hãy cùng tìm hiểu.
Dấu hiệu nhận biết cơn sóng thần sắp xảy ra
Sóng thần có thể tạo nên bởi những trận động đất, núi lửa phun trào, sự dịch chuyển địa chất ở cách xa hàng ngàn dặm. Sóng thần có thể di chuyển với tốc độ cực kỳ nhanh có thể lên tới 890km/h ở vùng biển sâu 6100 m. Do đó nếu khu vực sinh sống của bạn gần biển hãy chú ý lắng nghe tin tức về động đất trên các đài địa phương.
+ Khi sóng thần xảy ra nếu địa phương sinh sống của bạn gần biển bạn sẽ thấy âm thanh lạ như tàu chở hàng. Bởi một số người sống sót sau thảm họa sóng thần họ cho biết họ đã nghe thấy âm thanh giống như tàu chở hàng trước khi sóng thần ập vào đất liền.
+ Nếu thấy nước rút nhất nhất là khu vực ngoài bãi biển và trong thời gian không phải thủy triều xuống, cần chạy nhanh lên bờ. Nước rút nhanh là dấu hiệu của sóng thần
+ Nếu linh cảm thấy sóng thần sắp xảy ra bạn hãy tránh ra vùng nước biển trước khi có thông báo chính thức của chính quyền địa phương. Vì sóng thần thực sự xuất hiện chỉ khoảng 5 phút sau dấu hiệu đầu tiên.
+ Đợt sóng đầu tiên của trận sóng thần không phải là đợt sóng nguy hiểm nhất mà chính là những đợt sóng tiếp theo. Do đó hãy tránh xa biển càng nhanh càng tốt đến khi chính quyền thông báo tình hình ổn định.
Kỹ năng ứng phó trước khi sóng thần xảy ra
+ Để giảm thiểu tối đa thiệt hại về tài sản, tính mạng cho bạn và gia đình trước đó bạn hãy tìm hiểu nơi mình sinh sống có nguy cơ đối mặt với sóng thần hay không. Quan sát những khu đất cao, khu vực an toàn, tuyến đường di tản nhanh nhất nếu có sóng thần xảy ra.
+ Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm sóng thần hoặc quan tâm đến các cảnh báo sóng thần hiện có ở địa phương của bạn.
+ Hãy chuẩn bị sẵn những đồ dùng thiết yếu trong túi balo như: giấy tờ quan trọng, thực phẩm dự trữ, tiền bạc,…
+ Khi nghe nhà chức trách có thông báo về sự xuất hiện của sóng thần, hay bạn cảm nhận được mối nguy hiểm sắp ập đến hãy lập tức thông báo cho gia đình, bạn bè và người xung quanh để cùng nhau di tản khỏi khu vực nguy hiểm.
+ Hãy tự học bơi và vận động gia đình cùng học bơi hoặc cất giữ phao cứu sinh, áo phao nơi dễ dàng tiếp cận.
+ Nếu gia đình có người già và trẻ nhỏ, người tàn tật hãy bố trí giường ngủ nơi gần lối thoát để họ có thể được sơ tán nhanh chóng nếu có sóng thần ập đến.
+ Hãy trồng thêm cây tại các khu vực ven biển, xây dựng đê chắn sóng, xây dựng các tòa nhà dọc theo bờ biển chống sóng thần.
Kỹ năng thoát hiểm khi sóng thần xảy ra
Khi đợt sóng thần ập đến đừng chần chừ hãy ngay lập tức di tản sâu vào đất liền càng xa bờ càng tốt, chạy đế khu vực cao, tan toàn. Nếu bạn không thể di chuyển hãy chọn những tòa nhà cao tầng, vùng đất cao, leo lên một cây to khỏe để kiếm cơ hội sống sót và chờ đội cứu hộ đến. Không ở trong xe vì nó có thể bị những con sóng cuốn đi.
Nếu không may bị cuốn vào dòng nước hãy cố gắng tìm những vật nổi như thân cây, tấm ván, thùng nhựa,… để bám vào. Bởi dòng nước rất mạnh nên dù bạn bơi giỏi đến mấy cũng sẽ kiệt sức và bị cuốn đi.
Nếu bạn đang ở trên thuyền đi ra biển thì đừng trở vào bờ biển hãy ở ngoài vùng biển cho đến khi những con sóng đã chấm dứt.
Nếu bạn đang trên một chiếc thuyền tại bến cảng và không có thời gian để chạy ra biển thì để lại thuyền và chạy đến một nơi an toàn.
Sau khi sóng thần xảy ra bạn cần phải làm gì?
Hãy ở lại nơi di tản cho đến khi có thông tin an toàn từ nhà chức trách. Bởi sóng thần không xuất hiện đơn lẻ và gồm nhiều đợt, đôi khi có thể cách nhau nhiều giờ đồng hồ và những đợt sóng sau còn mạnh hơn đợt trước.
Sau cơn sóng thần đường xá đã bị phá hủy nặng nề, đất đai ngấm nước có thể gây sạt lở, những ngôi nhà trở nên rất yếu và hoàn toàn có thể sập xuống do đó bạn cần hết sức cẩn thận.
Nếu sức khỏe cho phép bạn hãy trợ giúp người bị thương hoặc bị mắc kẹt trong tòa nhà, đống đổ nát, đến trung tâm di tản gần nhất để giúp đỡ trẻ em, phụ nữ mang thai, người già, người tàn tật,…
Hãy về nhà và kiểm tra tình trạng thiệt hại đã ảnh hưởng đến ngôi nhà của bạn. Kiểm tra nguồn thực phẩm, nước uống có bị ảnh hưởng. Nếu các thực phẩm, nước uống bởi sóng thần bị ảnh hưởng không nên dùng hãy bỏ đi vì có thể bị ô nhiễm.
Tham gia làm sạch môi trường và khôi phục lại cuộc sống của người, xây dựng lại nhà ở và các công trình công cộng, đảm bảo các điều kiện vệ sinh y tế, tránh sự bùng phát của bệnh dịch.
Suckhoecuocsong.vn/T
Các tin khác
-
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương. -
Bí quyết giúp uống rượu bia không say
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan. -
Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ
Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?