Phòng ngừa ung thư hãy bỏ ngay những thói quen khi xào rau

27/05/2022 14:48

Những thói quen cần loại bỏ khi xào rau phòng ngừa ung thư

Phòng ngừa ung thư hãy bỏ ngay những thói quen khi xào rau

Xào rau không đúng cách không chỉ làm mất giá trị dinh dưỡng của các món rau xào mà còn dễ tạo ra chất độc hại, tăng nguy cơ gây nhiều bệnh ung thư nguy hiểm cho sức khỏe. Những thói quen khi xào rau dưới đây cần loại bỏ ngay lập tức

Trong thực đơn hằng ngày, rau xanh là một trong những thực phẩm không thể thiếu cung cấp nhiều vitamin, chất xơ cùng nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Trong các món được chế biến từ rau xanh thì món rau xào được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến nếu như vẫn giữ những thói quen tưởng chừng như vô hại này lại gián tiếp kích hoạt tế bào ung thư khi chúng ta ăn vào

Những thói quen cần loại bỏ khi xào rau phòng ngừa ung thư

Cho rau vào xào lúc dầu đã bốc khói

Một số người khi chế biến các món rau xào thường hay làm nóng chảo dầu trước rồi mới bắt đầu cho rau vào đảo. Nhưng dầu ăn khi đạt độ nóng sôi đến mức bốc khói thì cũng đồng nghĩa là nhiệt độ của dầu đã lên đến 200 độ C. Khi đó nhiệt độ cao có thể làm sản sinh ra các chất gây ung thư độc hại, thậm chí khói bốc lên khi xâm nhập vào cơ thể cũng dễ làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi từ đó gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Xào rau với loại dầu đã qua chế biến

Nhiều gia đình vẫn giữ thói quen xào rau với loại dầu đã qua chế biến để tiết kiệm nhưng đây là một trong những thói quen xấu cần  bỏ ngay. Những loại dầu đã qua chế biến có thể gây biến chất, ảnh hưởng tới chất lượng của thực phẩm. Bởi các loại dầu đã qua chế biến khi đun nóng ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra axit béo chuyển hóa và sản phẩm oxy hóa lipid, việc càng đun lâu sẽ càng sản sinh ra chất gây ung thư.

Xào rau cho nhiều gia vị

Một số người có thói quen ăn mặn hay muốn món rau xào trở nên đậm đà hơn khi xào thường cho hết dầu hào, gia vị, rồi đến cả hạt nêm, gia vị, mỳ chính. Nhưng việc sử dụng nhiều gia vị khi chế biến từng được khuyến cáo có thể làm gia tăng natri khi ăn vào cơ thể. Từ đó, thận phải hoạt động nhiều, làm gia tăng gánh nặng cho thận, ảnh hưởng tới chức năng chuyển hóa và giải độc của cơ thể. Bên cạnh đó, khi xào rau cho nhiều gia vị còn gián tiếp kích hoạt tế bào ung thư trong cơ thể

Chần qua rau rồi xào

Nhiều gia đình thường có thói quen khi xào rau thường chần rau qua nước nóng rồi mới xào vừa đảm bảo vệ sinh, tiết kiệm thời gian nấu nướng, vừa đẹp màu cho rau nhưng điều này là không cần thiết, gây lãng phí. Bởi khi chần rau qua nước sôi vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau

Thời gian xào nấu quá lâu

Các loại rau chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng các bạn có biết các vitamin có trong rau củ rất "nhạy cảm", nếu được đun nấu dưới ngọn lửa nhỏ trong thời gian dài, nó rất dễ bị phân hủy không có lợi cho sức khỏe. Do đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng khi chế biến các món rau xào không nên kéo dài, tốt nhất nên đun với ngọn lửa lớn và không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin bị mất trong quá trình chế biến.

Cắt rau xong không nấu ngay

Thông thường vitamin A, C, B, E, D trong rau ở trạng thái "dễ bay hơi". Vì thế sau khi cắt rau không nấu ngay mà để trong một thời gian dài, phần lớn vitamin sẽ bị oxy hóa.

Cắt rau xong mới rửa

Cắt rau xong mới rửa là điều khá nhiều người mắc phải. Do đó nên rửa rau xong rồi mới cắt, như thế sẽ đảm bảo lượng vitamin vẫn còn nguyên vẹn trong các loại rau xanh. Bởi các loại vitamin có trong rau thường ở dạng nước nên nếu cắt rau xong mới rửa, bạn đã vô tình "rửa" đi lượng lớn vitamin trong rau xanh.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cẩn trọng khi ăn rau muống

Phái mạnh ăn rau, củ gì để tốt cho ‘chuyện yêu’?

Thay đổi những thói quen ăn uống này để ngăn chặn nhiễm Covid-19

Những thói quen trong nấu nướng khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Bỏ ngay 5 thói quen ăn cà muối để tránh ngộ độc, ung thư

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột