Những tội danh không áp dụng tử hình từ ngày 1/1/2018
Sau khi được quốc hội thông qua, Bộ luật Hình sự 2015 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 với nhiều quy định thay đổi mức hình phạt so với Bộ luật Hình sự 1999. Trong đó 5 tội danh không còn áp dụng mức án tử hình gồm Cướp tài sản; Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; Đầu hàng địch, Chống mệnh lệnh…
Tội Cướp tài sản
Theo quy định tại điều 133 Bộ luật Hình sự 1999, cướp tài sản là hành vi dùng, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Mức phạt thấp nhất với người có hành vi cướp tài sản là 3 năm tù.
Trường hợp gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người, chiếm đoạt tài sản trên 500 triệu đồng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người tội phạm sẽ phải chịu mức án tử hình.
Nội dung tội danh này tại Bộ luật Hình sự 2015 được giữ nguyên song án tử hình đã không còn. Theo luật mới, mức phạt cao nhất là tù chung chân, hình phạt khởi điểm vẫn 3 năm tù.
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm
Điều 157 Bộ luật Hình sự 1999 nêu rõ người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh sẽ bị mức phạt thấp nhất là 2 năm tù. Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng như: phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ quyền hạn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng... mức án cao nhất là tử hình.
Ở Bộ luật Hình sự 2015, tội danh này được quy định tại Điều 193. Các hành vi và yếu tố cấu thành tội phạm không thay đổi nhưng mức án cao nhất chỉ đến tù chung thân.
Tội đầu hàng địch
Nội dung Điều 322 Bộ luật Hình sự 1999 thể hiện: Người là chỉ huy hoặc sĩ quan trong chiến đấu mà đầu hàng địch, giao nộp cho địch vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng; lôi kéo người khác phạm tội; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì hình phạt cao nhất là tử hình.
Nhưng cùng hành vi, tội danh này tại điều 399 Bộ luật Hình sự 2015 có mức hình phạt cao nhất là tù chung thân. Các nội dung khác của điều luật giữ nguyên.
Tội chống mệnh lệnh
Hình phạt cao nhất với người phạm tội Chống mệnh lệnh theo Bộ luật Hình sự 1999 là tử hình. Song khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực, hình phạt này sẽ không còn.
Điều 316 (Bộ luật Hình sự 1999) được thay thế bởi điều 394 (Bộ luật Hình sự 2015) đều quy định người nào từ chối chấp hành hoặc cố ý không thực hiện mệnh lệnh của người có thẩm quyền thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
Nếu phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, người chống mệnh lệnh bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia
Với tội danh này, điều 231 Bộ luật Hình sự 1999 quy định người nào phá hủy công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin – liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa xã hội mà có tổ chức, tái phạm nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng sẽ phải đối mặt mức án tử hình.
Tại Bộ luật Hình sự 2015, tội này quy định chỉ thay đổi mức án cao nhất là tù chung thân, các nội dung khác giữ nguyên.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Vnexpress.net)
Các tin khác
-
Công an Điện Biên bắt thêm 3 đối tượng có liên quan đến vụ nữ sinh giao gà bị sát hại
Vụ việc nữ sinh đi giao gà bị sát hại ở Điện Biên, lực lượng Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Điện Biên đã tiến hành bắt khẩn cấp thêm 3 đối tượng có liên quan đến vụ án xảy ra tại địa bàn. -
Tài xế xe container gây tai nạn kinh hoàng ra trình diện công an
Sau khi gây tai nạn kinh hoàng khiến 3 người chết và 21 người bị thương khi đang đứng chờ đèn đỏ, sau 7 tiếng gây tai nạn tài xế điều khiển xe container Phạm Thành Hiếu đã ra trình diện công an Bến Lức (Long An) để tiến hành điều tra nguyên nhân gây ra vụ tai nạn. -
Nữ tài xế lái BMW gây tai nạn liên hoàn bị khởi tố, bắt tạm giam
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với nữ tài xế lái xe BMW gây tai nạn liên hoàn khiến 1 người chết và nhiều người bị thương. -
Xét xử nghi phạm vụ án bé Nhật Linh bị sát hại ở Nhật Bản
Ngày hôm nay Tòa án tỉnChiba, Nhật Bản sẽ bắt đầu phiên xét xử Shibuya Yasumasa, 46 tuổi, vì bị buộc tội sát hại bé Nhật Linh người Việt Nam. -
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3/2018
Tháng 3, tháng cuối cùng của quý I năm 2018, hàng loạt các chính sách quan trọng đã được Quốc hội thông qua. Trong đó những vấn đề nổi bật được người dân quan tâm gồm Siết chặt nhập khẩu ô tô cũ, quy định hạn mức rút ngoại tệ tại nước ngoài, để lại số chứng minh thư khi mua thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi… -
Yên Bái khởi tố vụ án hành hung 2 bác sĩ Bệnh viện Sản nhi
Mới đây, Công an TP Yên Bái đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự các đối tượng liên quan đến vụ hành hung các bác sĩ xảy ra tại Bệnh viện Sản nhi (TP Yên Bái) vào ngày 20/2. -
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 2/2018
Với mục tiêu đảm bảo an ninh chính trị và cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân…Quốc hội, Chính Phủ và các cơ quan ban ngành đã đưa ra một số quy định như: Những trường hợp cần trưng cầu giám định trong vụ án kinh tế; Bỏ quy định bán xe phải thông báo với cơ quan công an,.... -
Công an Bắc Ninh quyết định khởi tố, bắt tạm giam chủ kho phế liệu
Sau vụ nổ kho phế liệu tại Bắc Ninh công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Tiến để điều tra về vi tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng. -
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ năm 2018
Sau đây là một số chính sách quan trọng đáng chú ý kể từ ngày1/1/2018, nhiều chính sách quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân chính thức có hiệu lực. -
TP.HCM đình chỉnh hoạt động cơ sở mẫu giáo tư thục bạo hành trẻ
TP.HCM đã đình chỉ hoạt động cơ sở mầm non Mầm Xanh tư thục có giáo viên bạo hành trẻ ở phường Hiệp Thành, quận 12