Những kỹ năng trẻ cần học để thoát thân khi bị bắt cóc

4/18/2017 10:50:16 AM
Khi nạn bắt cóc trẻ em đang trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết như hiện nay thì những kỹ năng tự vệ là điều bạn nhỏ nào cũng cần có để trang bị cho chính bản thân mình đấy.

 

Khi nạn bắt cóc trẻ em đang trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết như hiện nay thì những kỹ năng tự vệ là điều bạn nhỏ nào cũng cần có để trang bị cho chính bản thân mình đấy.

Bắt cóc trẻ em đang trở thành vấn nạn vô cùng đáng lo ngại với các bậc cha mẹ. Đáng báo động, số vụ bắt cóc trẻ em ngày càng gia tăng với thủ đoạn vô cùng tinh vi và khó lường. Có thể nhiều người còn chưa biết rằng, mỗi năm, nước ta có hàng trăm vụ trẻ em mất tích vì bị mua bán, bắt cóc và bị bán ra nước ngoài và cứ khoảng 1 tuần lại có đến 2-3 trẻ em Việt Nam bị mất tích. Để giảm thiểu nguy cơ trẻ bị bắt cóc, tấn công khi không có người lớn bên cạnh, chúng mình cần phải tự trang bị cho mình một số kĩ năng cần thiết dưới đây:

Các bạn nhỏ nên ghi nhớ số điện thoại của bố, mẹ

Đây là việc làm hết sức cần thiết khi trẻ có khả năng ghi nhớ, bởi với số điện thoại của bố hoặc mẹ thì bé sẽ nhanh chóng tìm lại được người thân của mình.

Việc ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ không hề khó, hàng ngày bố mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc với những số điện thoại giống như là món đồ chơi để các bạn ấy có thể ghi nhớ được nhanh hơn. Có thể hỏi lại trẻ thường xuyên để trẻ có thể đọc hoặc nhớ tốt hơn. Trẻ có khả năng ghi nhớ rất tốt nên bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi dạy trẻ.

Nếu như bé chưa có khả năng ghi nhớ thì bố mẹ có thể dùng cách ghi số điện thoại lên những mảnh giấy và bỏ vào trong túi quần áo hay trong ba lô. Nếu cẩn thận hơn có thể in những thông tin cần thiết và dán vào quần áo của trẻ. Các bạn nhỏ nên tìm đến sự trợ giúp của chú bảo vệ hoặc các cô chú ở quầy lễ tân, thu ngân gần nhất có thể và không nên đi theo những người lạ mặt khi mình đang bị lạc.

Dạy trẻ bình tĩnh và nhờ sự giúp đỡ từ những người có thể khi trẻ bị bắt cóc.

Không theo người lạ

Không leo lên xe, đi nhờ xe bất cứ ai trừ khi bố mẹ đã dặn trước là chúng mình phải làm thế. Ngoài ra, cần tránh xa những kẻ có dấu hiệu "bám đuôi", dù kẻ đó đang đi bộ hay đi xe máy/ô tô. Chúng mình không cần và không nên đến gần bất cứ chiếc xe lạ nào để nói chuyện với những người không quen biết.

Các bạn nhỏ phải nói "không" với người lạ, không nhận quà bánh, truyện tranh, tiền bạc, lời rủ đi công viên, trung tâm vui chơi, cha mẹ nên giải thích với trẻ rằng "Người lạ" là những người trẻ chưa từng gặp cùng bố mẹ trước đó, là những người có thể tự mạo danh là bạn của bố mẹ để gây ra hành vi bắt cóc.

Giới hạn những người tin cậy cho trẻ biết

Những người đáng tin cậy như: Cha mẹ, ông bà, thấy cô, anh chị trong gia đình. Bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ là ngoài những người này ra, nếu có bất kỳ ai khác đề nghị chở trẻ đi đâu, làm gì (dẫn đi chơi, mở cửa nhà,..) thì hãy nói "không" hoặc bỏ chạy và tìm đến những người tin cậy để nói lại việc vừa xảy ra ngay lập tức.

 

Dạy trẻ biết nơi nào có thể giúp mình

Bố mẹ hãy dạy trẻ tìm đến những nơi có thể giúp đỡ như: quầy thông báo tại siêu thị, đồn công an… bằng cách mỗi khi đi siêu thị hoặc đi ngang qua những nơi này thì bố mẹ hãy chỉ cho con nhận biết đó là đồn công an, là những người tốt có thể cứu mình khi gặp nguy hiểm.

Luôn theo sát trẻ khi đến nơi đông người

Người lớn hãy luôn theo sát trẻ, tránh lơ là ở chỗ đông người dù chỉ là 1 phút giây vì trẻ vốn dễ bị thu hút bởi những yếu tố khác, dễ bị tuột khỏi tầm tay cha mẹ. Rất nhiều trường hợp cha mẹ lạc con là do cha mẹ mải mê mua sắm, trò chuyện.

Dạy trẻ biết tự bảo vệ mình cực kỳ quan trọng nên bố mẹ phải thực hiện luôn từ khi trẻ con nhỏ, chứ không phải thụ động đến khi mọi sự xảy ra rồi mới lo lắng cuống cuồng. Cha mẹ nên sát sao con hơn, dành thời gian hàng ngày để cùng con trang bị những kĩ năng cần thiết khi ra ngoài đường, tránh những trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng và hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Dạy trẻ em xử lý khi bị bắt cóc

Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ phải thực sự bình tĩnh và tùy vào hoàn cảnh mà le hét, tìm sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Ví dụ như bé bị dụ dỗ ra những góc khuất và bị những người xấu đưa đi thì ngay lúc này trẻ không nên la hét hoặc cố giãy giụa, cào cấu như vậy vừa mất sức mà không nhận ngay được sự giúp đỡ. Dạy trẻ khi đi đến những khu vực đông người qua lại hãy cố gắng hét thật to, kêu gọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh, trường hợp này bé la hét, tìm sự cầu cứu sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Nhớ đặc điểm đường đi là điều cực kỳ cần thiết, bởi sự ghi nhớ này sẽ có ích khi trẻ biết được những thông tin về địa điểm mà những người bắt cóc đang giam giữ trẻ, khi có cơ hội liên lạc với người thân điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bố mẹ và người thân tìm thấy trẻ.

Hầu hết các vụ bắt cóc trẻ em đều là muốn tống tiền và bố mẹ nên khuyên trẻ hết sức bình tĩnh và cố gắng làm theo những gì bọn bắt cóc yêu cầu. Cố gắng không la hét quá nhiều hay trẻ có những phản kháng lại sẽ khiến bọn chúng bực mình và có thể làm hại đến trẻ.

Dạy trẻ các kỹ năng là rất cần thiết và nếu có thời gian cho trẻ diễn tập sẽ giúp trẻ tự tin hơn. Tuy nhiên, bố mẹ hãy lên lưu tâm đến trẻ và cố gắng không để trẻ bị lạc hay có những nguy hiểm có thể xảy ra bởi nó sẽ không chỉ gây nguy hiểm mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ sau này.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Thieunienvn)

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?