Những điều cấm kỵ khi không may bị sâu róm rơi vào cơ thể

4/13/2018 3:09:02 PM
Nhắc đến sâu róm, bất cứ ai từ trai trẻ tuấn tú đến trẻ nhỏ, người cao tuổi đều “nổi da gà”. Nguyên nhân ngoài hình thù kỳ dị, bộ lông tua tủa gây kích ứng da “kinh hoàng” khi không may bị dính vào cơ thể khiến ai cũng phải “tởn đến già”. 

 

Nhắc đến sâu róm, bất cứ ai từ trai trẻ tuấn tú đến trẻ nhỏ, người cao tuổi đều “nổi da gà”. Nguyên nhân ngoài hình thù kỳ dị, bộ lông tua tủa gây kích ứng da “kinh hoàng” khi không may bị dính vào cơ thể khiến ai cũng phải “tởn đến già”. Theo các chuyên gia, nếu không may bị sâu róm rơi vào người cần tránh những điều cấm kỵ để giảm bớt những khó chịu, phiền toái do lông sâu róm gây nên.

Ám ảnh do sâu róm

Một bé gái 8 tuổi bị lở loét vùng da cổ và ngưc do sâu róm rơi vào người. Nguyên nhân do trước đó 2 ngày khi đang chơi dưới tán cây trong sân trường thì đột nhiên bị sâu róm rơi bám trên cổ.

Mặc dù ngay lập tức em đã lấy tay phủi nhiều lần để sâu rơi xuống nhưng con sâu “ngoan cố” không rơi xuống đất ngay mà còn bám ở phần ngực sau đó mới tiếp đất. Ngay sau đó những vùng da tiếp xúc với sâu róm bị ngứa dữ dội. Do vừa ngứa vừa đau nên bé đã gãi liên tục đến trầy da mà vẫn không giảm.

Ngày thứ hai bé bắt đầu sốt, da toàn thân đỏ lên, vùng cổ ngực xuất hiện nhiều mụn nhỏ chảy nước nên phải đi khám bệnh. Sau khi được các bác sĩ thăm khám, chỉ định tiêm kháng sinh, bôi thuốc, tổn thương da mới giảm và lành từ từ.

Những độc chất có trong lông sâu róm

Sâu róm với lông gai của chúng có thể gây ra những tổn thương cơ thể khi tiếp xúc với lông sâu qua da, mắt, mũi, miệng. Nếu không kịp thời phát hiện và xử trí thích hợp có thể gây triệu chứng kéo dài và nguy cơ biến chứng nặng.

Theo bản năng sinh tồn, những chùm lông gai chứa độc tố trên thân giúp sâu róm ngụy trang và tự vệ. Lông gai có khả năng xù lên, chích vào da khi bị chạm đến. Lông chích cũng có thể tự gãy rời khỏi thân sâu, bám vào da người gây tổn thương, đặc biệt nguy hiểm khi vào mắt.

Sâu róm phát triển mạnh vào những tháng hè. Tổn thương da thường gặp trên vùng da hở, xung quanh cổ áo, mặt trong cánh tay, cẳng chân, bên hông bụng, hoặc ở bàn chân.

Triệu chứng ngứa rát da ngay khi chạm phải. Một số loài có thể gây đau nhức dữ dội ở vùng da tiếp xúc, đi kèm với nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng. Các nốt xuất huyết có thể xuất hiện trong vòng 2 - 3 giờ và trong nhiều ngày. Những triệu chứng khác gồm sưng hạch, nhức đầu, sốt, hạ huyết áp và co giật, diễn tiến nặng có thể tử vong.

Phương pháp nhận biết viêm da do sâu róm qua nhiều nốt đỏ có hình lằn sâu bò, gây đau ở những mức độ khác nhau, thay đổi tùy độ mẫn cảm của trẻ.

Cách xử lý & những điều kiêng kỵ khi bị dính lông sâu róm

- Loại bỏ cẩn thận sâu và lông sâu róm bằng que, kẹp hoặc nhíp. Không dùng tay không.

- Dùng băng dính dán lên vùng da tiếp xúc với sâu róm để lấy sạch các lông nằm sâu, còn sót lại.

- Nhẹ nhàng rửa sạch da với nhiều nước và xà phòng. Quần áo bị dính nhiễm cần được cởi bỏ và giặt sạch.

- Rửa tay sạch với xà phòng

- Giảm đau và sưng bằng cách đắp lạnh, uống thuốc giảm đau.

- Đối với những triệu chứng kéo dài hoặc nặng hơn, tổn thương lan rộng hoặc phát ban toàn thân cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. 

Ngoài những giải pháp trên có thể dùng lá bỏng, lá bạc hà giã nhuyễn bôi lên vùng da bị ngứa hoặc tắm nước nóng, rang nóng khăn mặt, giẻ và chà vào vùng da bị ngứa sẽ làm giảm cảm giác ngứa trên da.

Lưu ý: Không gãi hoặc dí nát sâu trên da. Nguyên nhân do những động tác này vô tình làm lông và gai đâm sâu vào trong da. Gây tổn thương da và tạo ngõ vào cho các độc chất trong lông của sâu róm thâm nhập vào da khiến da bị viêm.

Khuyến cáo của chuyên gia

Trẻ em cần được các thầy cô giáo cảnh báo mối nguy hiểm gặp sâu róm khi chơi ngoài trời, đi dã ngoại, vào vườn cây hay các khu sinh thái và thực hiện các biện pháp phòng vệ.

- Cho trẻ mặc áo dài tay và đội nón rộng vành khi đi chơi nơi có cây cảnh.

- Dạy trẻ không chơi bắt sâu, không sờ vào sâu ngay cả khi chúng đã chết vì vẫn có độc tố như lúc sâu còn sống.

- Đóng cửa sổ, cửa ra vào và phải vệ sinh các máy điều hòa nhiệt độ để tránh lông sâu róm phát tán trong không khí gây dị ứng.

- Không treo áo quần ngoài vườn vì lông sâu róm có thể dính vào.

- Dạy cho trẻ cách xử lý thích hợp các tai nạn do sâu róm để tránh biến chứng nặng.

Theo báo Sức khỏe đời sống

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?