Những cách xử lý kiến lửa đốt nhanh gọn, đơn giản nhưng hiệu quả
Nhìn lại ký ức tuổi thơ đã qua, hiếm ai chưa bị kiến lửa đốt lần nào bởi đứa trẻ nào cũng nghịch ngợm, tha thẩn khắp nơi để khám phá thế giới bí ẩn xung quanh mình. Trong những lần đó, việc bị kiến lửa đốt mẩn ngứa hết cả người để lại những dấu ấn không thể quên. Bài viết dưới đây, chúng ta hãy tham khảm các phương pháp xử lý đơn giản khi không may bị kiến lửa đốt.
Các triệu trứng dị ứng nguy hiểm
Các vấn đề nguy hiểm xảy ra sau khi bị kiến đốt gồm nổi mề đay, ngứa, sưng ở những vùng da khác ngoài chỗ kiến đốt kèm theo buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
Nhiều trường hợp có cảm giác thắt ở ngực và khó thở. Sưng họng, lưỡi và môi, hoặc khó nuốt. Ngoại lệ có trường hợp nghiêm trọng, sốc do quá mẫn xảy ra dẫn đến chóng mặt, ngất và ngưng tim nếu không được xử lý kịp thời. Lúc này cần đưa người bệnh đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Cách xử lý khi bị kiến lửa đốt
- Rửa vết kiến đốt bằng nước xà phòng. Nhẹ nhàng rửa sạch vùng da bị kiến đốt để loại bỏ bụi đất và sạn. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Chườm gạc mát lên vùng da tổn thương (có tác dụng làm giảm sưng và làm tê vùng da bị đốt).
- Nâng cao vùng bị đốt để giúp giảm sưng.
- Uống thuốc kháng histamine hoặc bôi kem hydrocortisone. Các loại thuốc không kê toa này sẽ giúp giảm đau và ngứa.
Lưu ý: Hiện tượng sưng sẽ giảm sau vài giờ và các vết phồng rộp bắt đầu xuất hiện. Vết đốt sẽ không bị nhiễm trùng nếu không làm vỡ nốt phồng. Do đó tránh gãi, vì gãi có thể làm vỡ các vết phồng rộp.
Nếu không may các vết phồng rộp bị vỡ cần rửa sạch bằng nước xà phòng và theo dõi những dấu hiệu nhiễm trùng.
Trường hợp vùng da bị đốt chuyển màu hoặc bắt đầu rỉ mủ, có thể vết đốt đã bị nhiễm trùng cần nhanh chóng tìm sự chăm sóc y tế.
Trong dân gian dùng kem đánh răng lên vết đốt và để khô cũng rất có ích hoặc dùng lô hội (phần chất gel ở giữa) có thể làm dịu đau. Ngoài ra có thể sử dụng dầu ô liu để xoa dịu và làm xẹp vùng da bị đốt. Hoặc đơn giản, dùng sẵn những quả mọng trong gia đình, cắt đôi và xoa lên vết đốt để giám ngứa và nhiễm trùng.
Biện pháp phòng tránh
Khi đi chơi ở các vùng sâu, vùng xa cần quan sát trước khi ngồi, đứng hoặc đặt túi/ đồ thể thao/ lều…. Để ngăn ngừa các tổ kiến ngay từ đầu.
Trường hợp đã bị kiến đốt cần phủi lũ kiến đi. Tránh đập kiến, vì hành động này chỉ càng kích động chúng. Trường hợp kiến bám vào quần áo cần cởi bỏ quần áo ngay để tránh kiến chạy lung tung và cắn vào những vị trí nguy hiểm.
Sưu tầm
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau