Những bài học kinh doanh giàu cảm hứng không bao giờ lỗi thời

1/3/2024 3:12:00 PM
Người xưa thường nói: “Phi thương bất phú” tức là không buôn bán thì không giàu và điều này vẫn luôn đúng. Vậy các nhà kinh doanh họ đã làm gì và rút ra được những kinh nghiệm gì?

 

Người xưa thường nói: “Phi thương bất phú” tức là không buôn bán thì không giàu và điều này vẫn luôn đúng. Vậy các nhà kinh doanh họ đã làm gì và rút ra được những kinh nghiệm gì? Dưới đây là những bài học kinh doanh giàu cảm hứng không bao giờ lỗi thời được đúc rút lại.

Triết lý kinh doanh quán cháo của người Hoa

Người Hoa vốn nổi tiếng có tài kinh doanh buôn bán khắp năm châu bốn bể, đặc biệt là kinh doanh về ẩm thực, từ nhà hàng lớn đến quán ăn nhỏ đều có cách phục vụ, đối đãi với khách hàng rất riêng. Đó là bí quyết được người Hoa truyền thụ cho con cháu qua nhiều đời, như triết lý kinh doanh quán cháo của người Hoa tưởng đơn giản sau đây mà không phải ai cũng học và làm được.

Câu chuyện của một phóng viên nọ đến phỏng vấn một ông chủ tiệm cháo người Hoa trong một cuộc khảo sát về mô hình kinh doanh.

Phóng viên: Thưa ông trước khi mở quán và chuyên tâm bán cháo ông làm việc gì?

Chủ tiệm: Ngày nhỏ ngộ bưng cháo và rửa tô cho cha ngộ bán. Lớn lên thì tự bán.

Phóng viên: Vậy quán cháo này đã có từ bao nhiêu năm rồi?

Chủ tiệm: Ngộ không tính năm, chỉ có tính đời. Cho tới giờ là mấy đời lận. Từ thời bà cố ngộ bán cháo đến ông nội ngộ rồi cha ngộ cũng bán cháo. Bây giờ là ngộ bán cháo. Sau này con trai ngộ…

Phóng viên: Trời ơi! Bao nhiêu đời mà chỉ bán cháo chớ không có gì khác ư?

Chủ tiệm: Khác nhiều chớ, ngày trước chỉ có một quán cháo ở Quảng Châu, cho tới giờ gia đình mở được hai quán ở Sài Gòn, ba quán ở Hoa Kỳ và bốn quán ở Úc.

Phóng viên: Người ta cố gắng để thành công rồi sau đó cho con cái làm Giám Đốc, còn ông thì sao?

Chủ tiệm: Dù Ngộ có thành công thì vẫn muốn các con làm chủ quán cháo.

Phóng viên: Như vậy ông không muốn chúng được học hành lên cao sao?

Chủ tiệm: Muốn nhiều chớ, con ngộ hiện giờ một đứa có bằng Thạc sĩ kinh doanh về cháo, thằng anh nó thì vừa bảo vệ luận án Tiến sĩ về lĩnh vực cơm.

Phóng viên: Ở trong bếp à?

Chủ tiệm: Không! Chúng học tại Đại học Havard, Hoa Kỳ.

Phóng viên: Học xong chúng nó sẽ ở đâu? Rồi làm nghề gì?

Chủ tiệm: Tụi nó sẽ về nhà này và thành người rửa tô cho cha của chúng và quán cháo này.

Phóng viên: Khi khách hàng đến đây ăn cháo, ông xem họ là gì? Là Vua hay Thượng Đế?

Chủ tiệm: Theo ngộ nghĩ, gọi khách hàng là gì thật ra không quan trọng bằng việc ngộ đối xử với họ thế nào.

Phóng viên: Tôi hay nghe người ta kể lại rằng có nhiều tỷ phú người Hoa đã bước tới thành công với khởi đầu từ một thùng đậu phụng rang, có đúng không ông?

Chủ tiệm: Không đúng! Nếu vào ngày đầu tiên đi bán làm sao họ có được cả thùng như lời đồn, chỉ chừng vài trăm hột đã lớn lắm rồi.

Phóng viên: Tôi thấy ông có tiền mà ông mặc bộ đồ bằng vải thô như thế này à?

Chủ tiệm: Dạ, khách hàng vô đây ăn cháo chủ yếu là người bình dân. Họ sẽ thích và muốn vô nếu nhìn thấy ông chủ tiệm cũng đang ăn bận giống như họ.

Phóng viên: Theo ông lý do gì khiến người Hoa thích kinh doanh ẩm thực?

Chủ tiệm: Thưa, đơn giản vì kinh doanh ẩm thực phục vụ cho cái bụng con người, ăn uống làm con người ta trở nên dễ chịu hơn. Còn nếu tập trung kinh doanh để phục vụ cho cái đầu tất sẽ phát sinh nhiều rắc rối không đáng có.

Phóng viên: Tôi thấy ông bán đủ các loại cháo tim gan cật, mà sao sáng ra nhà ông chỉ ăn toàn cháo trắng và củ cải ngâm muối?

Chủ tiệm: Dạ, nếu ngộ cứ ăn xài cao hơn khả năng mà ngộ có thì thế nào cũng tới ngày ngộ phải nhảy vào nồi cháo để thay các thứ kể trên.

Phóng viên: Kinh doanh như vậy ông có đi vay vốn ngân hàng hay không?

Chủ tiệm: Không bao giờ. Nhà băng tuy có nhiều tiền thiệt, nhưng họ không có bí quyết nấu cháo ngon để cho ngộ mượn cả.

Phóng viên: Nếu bây giờ tôi muốn ăn thử một tô cháo do quán ông nấu, nhưng tôi lại quên mang theo tiền liệu ngày mai tôi quay lại thanh toán cho ông được không, thưa ông?

Chủ tiệm: Dạ, không cần thiết phải là ngày mai mà cho dù 20 năm sau ông tới tiệm để thanh toán cũng được mà.

Phóng viên: Nhưng cho lúc ấy quán ông tính lãi suất như thế nào?

Chủ tiệm: Dạ, món lãi của ngộ chính là việc ông luôn nghĩ tới quán cháo này và đó mới là khoản lãi lớn mà quán cháo này có được.

***

20 năm sau, người phóng viên năm nào có dịp để quay lại quan cháo xưa để gặp ông chủ quán cháo nay tuổi ông đã trên 70.

Phóng viên: Chào cụ, chúc cụ sức khoẻ, tôi là người phóng viên khi xưa đến để trả tiền cho tô cháo đã nợ của cụ từ 20 năm về trước. Không biết giờ cụ có còn nhớ tôi chăng?

Chủ tiệm: Ngộ nhớ ra rồi! Cám ơn ông đã quay lại.

Phóng viên: Cụ vẫn nhớ tôi thật sao?

Chủ tiệm: Trong việc buôn bán làm cho khách hàng nhớ tới mình đã khó, việc mình phải nhớ khách sẽ thêm bội phần khó hơn, may mắn bổn tiệm làm được điều đó.

Phóng viên: Tôi quan sát thấy quán cháo của cụ tới giờ vẫn như xưa, không có gì thay đổi!

Chủ tiệm: Thiệt sự chúng tôi không có thay đổi gì nhiều.

Phóng viên: Chắc các quán khác ở Hoa Kỳ, ở Úc… cũng không thay đổi chứ?

Chủ tiệm: Nếu mà còn thì nay chắc cũng không có gì để thay đổi đâu.

Phóng viên: Bây giờ không còn quán cháo ở nơi đó nữa sao?

Chủ tiệm: Không còn nữa.

Phóng viên: Vì sao vậy?

Chủ tiệm: Vì không còn ai trong gia đình này đến nấu cháo ở những thành phố đó nữa.

Phóng viên: Thế các người con của cụ nay đâu cả rồi?

Chủ tiệm: Ngộ giờ tuổi cao sức yếu nên chúng phải về đây thay ngộ nấu cháo ở tiệm này.

Phóng viên: Tôi nhớ cụ từng nói: cụ của cụ nấu cháo, đời ông của cụ nấu cháo đến cha của cụ cũng nấu cháo rồi đời cụ nấu cháo, con cụ dù làm tiến sỹ cũng nấu cháo, tôi nghĩ rằng các cháu cụ…

Chủ tiệm: Các cháu của ngộ giờ chúng không còn nấu cháo nữa rồi.

Phóng viên: Ô! Sao vậy? Bây giờ chúng đã có việc làm khác rồi ư?

Chủ tiệm: Giờ chúng cùng nhau thành lập công ty, tập đoàn rồi thuê người nấu cháo thay hết thảy. Chúng mở nhà máy sản xuất cháo hàng loạt, như các loại cháo ăn liền. Chúng có tới 20 chủng, 80 loại và trên 100 nhãn hiệu liên quan đến cháo. Đứa thì phụ trách nhà máy chuyên sơ chế nguyên liệu, đứa khác lo nhà máy bao bì, đứa đảm nhận khâu thành phẩm, phụ gia, đứa lại làm công tác Truyền Thông, và có đứa thì chuyên phân phối, giao bán sản phẩm trên toàn Thế Giới, đến cả các vùng hẻo lánh, vùng sâu và vùng xa..

Phóng viên: Nhưng trước đây cụ nói…

Chủ tiệm: Thời của ngộ nấu một bát cháo mất nửa giờ chỉ lãi 1 đô. Các cháu ngộ, chúng nó “nấu cháo điện thoại”, mỗi lần “nấu” mất hơn 1 giờ nhưng lãi cả tỉ đô.

Phóng viên: Chà chà! Gia đình thành công như vậy, liệu cụ có thèm lấy tiền  tô cháo tôi nợ 20 năm trước không?

Chủ tiệm: Đội ơn ông, tiền thì ngộ vẫn xin nhận. Cháu ngộ có cách kiếm tiền của chúng. Ngộ và các con ngộ vẫn giữ cách kiếm tiền riêng.

Bài học kinh doanh từ người bán hàng rong

Câu chuyện có thật kể về một vị doanh nhân lang thang gặp được chị bán hàng rong và học được bài học cách kinh doanh quý báu

– Xôi bán bao nhiêu vậy chị?

– Hết hồn. Ăn đi anh (giơ ra)

– Cái gì đây?

– Nhãn đấy

– Thôi không ăn.

– Ăn đi em mời, có tính tiền đâu mà… [Biết tạo ra thiện cảm với khách hàng]– Anh ngồi đi để em làm xôi cho anh. [Đáp ứng ngay nhu cầu] – Làm xôi bỏ trứng cút, trứng pate và không bỏ xúc xích nha chị.

– Vâng, anh ăn mặn hay lạt ah???. [Lắng nghe – Tương tác với khách hàng] (5 giây trôi qua)

– Chị có mấy cháu rồi, quê chị ở đâu?

– Em 2 cháu rồi ạ, quê em ở Bình Định.

– Chị thường bán ở đâu???

– Em bán nhiều nơi, đến tối bán ở Hồ Con Rùa này anh ah. [Giới thiệu địa điểm kinh doanh] –  Chị bán xôi có bán thêm gì nữa không?

–  Em chỉ bán xôi thôi anh ah!!! Mọi người ở đây gọi em là Út Xôi [Tập trung xây dựng thương hiệu cho sản phẩm] – Chị có tương ớt không?

– Có nhưng mà lúc nãy công an dí nên làm rớt cán nát bét rồi. [Tạo sự đồng cảm với khách hàng lý] – Đứng ở đây có bị công an đuổi không chị?

– Có chứ anh mỗi tháng 300 ngàn anh ah.

– Lo với ai?

– Công an phường anh ạ [Biết đối tượng cần “quan hệ”] – Lo rồi thì sao còn bị đuổi?

– Vâng, có lệ thôi anh, có điều mình phải nể họ anh ah… [Linh động trong kinh doanh]. Của anh xong rồi.

– Oke, hôm nay đưa em đầy đủ, 20 ngàn.

– Khi nào anh ăn xôi anh cứ ra Hồ Con Rùa. Đó là địa bàn của em. [Buôn có bạn – Bán có phường – biết tận dụng “không gian thương hiệu ẩm thực” có sẵn] – Ra đây hỏi Út Xôi có ai biết không?

– Địa bàn của em ở đây mà. Công an phường ai chả biết em [Thương hiệu cá nhân] – Ghê vậy à?

– (cười)

– Mai đói bụng anh ra ủng hộ Út Xôi nha (vẫy tay ra về).

Bán cái áo cũ nát với giá cao tại sao không chứ ?

Chuyện kể về một cậu bé con một gia đình nghèo khó. Một hôm cha cậu đưa cho cậu chiếc áo cũ trong nhà rồi nói: Con đem bán áo này rồi mua cho mẹ ít thuốc và chút gì đó bỏ bụng.

“Có kẻ ngốc mới mua chiếc áo này”, cậu bé trả lời. Nhưng, thấy mẹ đang nằm bệt giường mà nhà chẳng còn gì ăn, cậu bé không nói gì thêm nữa. Gặp ánh mắt khích lệ của bố, cậu quyết mang áo đi bán dù trong lòng biết chắc sẽ chẳng ai mua.

Cậu bé đem chiếc áo đi giặt rất cẩn thận, vì không có bàn là để là áo, cậu dùng bàn chải để giặt chiếc áo, sau đó để chiếc áo lên một miếng gỗ phẳng trong bóng râm phơi khô. Chiều muộn hôm đó, cậu bé đem chiếc áo đến một ga tàu đông người qua lại. May cho cậu, một người đàn ông trung niên trong lúc vội vàng ra ga đã xui xẻo vấp ngã vào vũng nước đen kịt, chiếc áo trắng mới tinh trở nên nhem nhuốc đầy bùn đất. Người đàn ông không đủ thời gian để lục tìm áo thay trong đống hành lý đã gói ghém kỹ càng nên khi thấy cậu bé tội nghiệp đang rao bán áo thì mua luôn, thay vội cái áo đang mặc trên người. Người đàn ông nọ trả cho cậu bé 5 Đô la thay vì 2 đô la như giá cậu bé bán vì biết cậu đang cần tiền mua thuốc cho mẹ. Chiếc áo bẩn, ông ấy đem cho cậu bé, nói rằng cậu giặt đi, bán chắc cũng được giá hơn chiếc áo này.

Cậu vội vàng cầm số tiền bán được chạy một mạch ra hiệu thuốc, hiệu bánh mua về cho mẹ. Cậu cũng kể với cha chuyện hôm nay gặp với nụ cười nở trên môi. Cha cậu bảo cậu giặt chiếc áo kia đi, mai đem bán chắc được giá hơn. Nhà hiện không còn tiền, bữa nay có ăn, mai vẫn chưa biết ăn gì.

Con có thể bán chiếc áo này với 20 đô-la không?. Chiếc áo này đẹp gấp vạn lần áo hôm qua thì chắc cũng được giá…

Làm sao có thể được cơ chứ? Hôm qua chỉ là may mắn thôi…Cậu bé nghĩ thế nhưng không thốt lên thành tiếng. Cậu hiểu rằng, bữa ăn của gia đình đang trông chờ vào cái áo này.

Cuối cùng cậu bé nghĩ ra một cách, cậu nhờ anh họ của mình, anh cậu là một người rất đam mê hội hoạ, đã tự học vẽ rất đẹp. Cậu nhờ anh họ của mình vẽ cho cậu một con chim đại bàng và một chú chuột nhắt đáng yêu lên chiếc áo. Sau rồi cậu chọn một ngôi trường học, nơi có nhiều thiếu gia con nhà giàu theo học ở đó, cậu đứng ở cổng trường chào mời người mua. Vừa mới chào mời một lúc liền có một nhóm học sinh con nhà giàu lại xem. Cậu bé bảo 20 đô la, cậu thiếu gia nọ chốt mua. Thiếu gia khác bảo trả hơn 5 đô để được sở hữu. Tranh cãi một hồi, các thiếu gia quyết định là cái áo đó sẽ thuộc về ai trả được giá cao nhất. Cuối cùng, người ta mua chiếc áo đó cho cậu bé nghèo với giá 50 đô la. Đây là một số tiền khá lớn đối với gia đình cậu.

Cậu bé hứng khởi đem tiền về nhà cho cha.

Cậu bé muốn thử bán tiếp, cảm thấy mình làm được việc có ích cho gia đình. Cậu hỏi cha còn áo cũ nào nữa thì cậu mang đi bán tiếp.

Cha cậu đưa cho cậu chiếc áo cũ trong góc tủ. Lúc này, cậu bé không hề do dự như trước nữa, cậu đón nhận chiếc áo bằng cả hai tay mình, bắt đầu suy nghĩ…

Hai tuần sau, cuối cùng thì cơ hội cũng đã đến. Hôm đó, nữ diễn viên chính của bộ phim đang nổi tiếng, được nhiều người mến mộ đến thăm khu phố nghèo của cậu bé, có lẽ là để quay phần tiếp theo của bộ phim. Sau khi buổi họp với ký giả kết thúc, cậu bé mễn viên ngẩn người ra một lúc nhưng rồi vẫn vui vẻ tươi cười ký lên chiếc áo, không ai có thể nỡ từ chối một cậu bé dễ thương với ánh mắt hồn nhiên trong sáng như vậy.

Sau khi ký xong, cậu bé hỏi: “Cháu có thể bán chiếc áo này được không ạ?”

“Đương nhiên là có thể được rồi, đây là áo của cháu, cháu có thể bán nó nếu cháu muốn, đây là quyền tự do của cháu.”

Cậu bé liền đứng trên bục hô to: “Đây là chiếc áo do chính nữ diễn viên xinh đẹp ký tên, giá nó là 200 đô-la”.

Sau một lúc đấu giá, cuối cùng chiếc áo đã bán được với số tiền không tưởng, 1.200 đô-la.

Về đến nhà, cha cậu bé cảm động, ôm cậu vào lòng, hôn lên trán cậu: “Con thật sự rất giỏi, con đã làm nên được điều kỳ diệu cho gia đình mình”.

Trong kinh doanh, câu chuyện này như một bài học về nâng cao giá trị sản phẩm, nâng cao giá trị doanh nghiệp và thương hiệu.

Bài học lớn rút ra từ câu chuyện bán áo của cậu bé nghèo là:

-Bạn bán hàng gì không quan trọng, quan trọng là bạn bán như thế nào. Một chiếc áo cũ bạn có thể bán được giá cao nếu bạn biết cách làm cho cái áo đó có giá trị hơn thực tế của nó nhờ những tác động, những lợi thế khác bổ sung.

-Bạn bán như thế nào không quan trọng bằng bạn bán nó cho ai. Chỉ lấy ví dụ đơn thuần, có những món đồ cổ đưa cho tôi sẽ chẳng được quan tâm, nhưng nếu đặt nó vào đúng chỗ, đúng vị trí, đưa vào tay những người có sở thích thì nó sẽ là báu vật.

-Bạn bán cho ai không quan trọng, quan trọng là làm thế nào để bạn bán nó. Tôi đã từng không ít lần tự hỏi, sao có người có thể bỏ ra cả ngàn đô-la chỉ để mua một mảng cỏ nhỏ trên sân đấu của một trận chung kết bóng đá, trong khi chừng đó tiền bạn đã có thể đi mua cả đồi cỏ?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác