Người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên bổ sung chất xơ như nào?
Hướng dẫn cách bổ sung chất xơ cho người mắc IBS
Những người mắc hội chứng ruột kích thích nên bổ sung chất xơ như thế nào để cải thiện các triệu chứng, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tốt cho sức khỏe đường ruột.
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một trong các bệnh đường ruột thường gặp nhất, dễ tái phát, gây khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng: viêm đường ruột vì ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn, rối loạn nhu động ruột, dùng nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn, rối loạn tâm thần, uống nhiều rượu bia,...
Triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích (IBS)
Triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích là rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài, đau bụng, gây khó chịu đến rất khó chịu cho người bệnh.
Người bệnh IBS thường gặp phải một số vấn đề như: chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, tần suất đi ngoài nhiều hơn người bình thường, trong phân có thể có lẫn máu, thường đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ, tức hai bên mạn sườn. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị đau đầu, khó ngủ, lo lắng, mệt mỏi, suy kiệt, thiếu dinh dưỡng do ruột kém hấp thu dinh dưỡng... Khi đi khám, người bệnh được chỉ định thực hiện các xét nghiệm nhưng không tìm thấy những tổn thương thực thể ở ruột.
Dựa trên những triệu chứng của người bệnh, hội chứng ruột kích thích được chia thành bốn loại gồm:
- Hội chứng ruột kích thích thể táo bón
- Hội chứng ruột kích thích không xác định.
- Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy
- Hội chứng ruột kích thích thể hỗn hợp (gồn tiêu chảy và táo bón)
Các phương pháp điều trị cũng dựa trên mỗi loại mà thay đổi cho phù hợp.
Hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu nào xác định được nguyên nhân cụ thể, trực tiếp gây ra hội chứng ruột kích thích. Tuy vậy, thức ăn là một trong những nguyên nhân gây kích thích cho hệ tiêu hóa, dẫn tới các cơn co thắt, đau bụng và khó chịu.
Ngoài ra, các nghiên cứu y khoa cũng chỉ ra sự liên quan giữa triệu chứng hội chứng ruột kích thích và sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Điều trị hội chứng ruột kích thích, các bác sĩ chủ yếu tập trung vào chế độ dinh dưỡng, cung cấp thực phẩm chứa nhiều chất xơ, thay đổi lối sống khoa học, kết hợp uống thuốc điều trị triệu chứng điển hình để phục hồi, cải thiện chức năng của đại tràng của người mắc.
Bổ sung chất xơ cho người mắc IBS
Chất xơ là phần không tiêu hoá của thức ăn có nguồn gốc thực vật, khi bổ sung chất xơ đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: cải thiện tiêu hóa, cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm mức cholesterol, điều chỉnh lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị phòng ngừa hội chứng ruột kích thích, IBD, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do thuốc lá, rượu bia, mất ngủ, stress,..
Chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan có tác dụng giúp giảm các triệu chứng táo bón cho những người mắc hội chứng ruột kích thích thể táo bón.
Chất xơ hòa tan khi được bổ sung trong thực đơn hàng ngày, sau khi được tiêu thụ chúng sẽ hút và hấp thụ nước, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm lượng đường trong máu. Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại thực phẩm như: các loại tinh bột như gạo, khoai tây, yến mạch, đậu đen, hạt chia... Chất xơ hòa tan làm mềm và phân hủy thức ăn, biến thức ăn tiêu thụ thành một chất dễ tiêu hóa hơn, có lợi trong việc ngăn ngừa cả tiêu chảy, táo bón.
Khi người mắc IBS cần lưu ý lượng chất xơ có trong các thực phẩm cần phải được phân bổ đều trong ngày, không nên tiêu thụ quá nhiều một lúc để tránh xảy ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. Do vậy chúng ta nên bổ sung từ từ để đảm bảo dung nạp từng loại thực phẩm giàu chất xơ
Tuy nhiên, những người mắc IBS thể tiêu chảy nếu lượng chất xơ quá cao có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Khi cơ thể gặp tình trạng tiêu chảy điều quan trọng nhất để đảm bảo cho cơ thể chúng ta cần bổ sung đủ nước, theo dõi y tế để đảm bảo các triệu chứng trầm trọng thêm.
Những người bị suy dinh dưỡng, ốm yếu không nên dùng quá nhiều chất bổ sung chất xơ. Những người có chế độ ăn giàu chất xơ nên tránh bổ sung chất xơ, vì ăn quá nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy, làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất, vitamin và năng lượng.
Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích thể hỗn hợp có thể dùng các chất bổ sung chất xơ phù hợp trong khi tuân theo chế độ ăn uống cân bằng và giảm lượng FODMAP để bình thường hóa thói quen đại tiện.
Bên cạnh đó, người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa và đừng nhịn ăn lâu, ăn chậm nhai kỹ, uống đủ nước, hạn chế uống trà, cà phê, rượu bia, nước ngọt chứa gas, không ăn thức ăn gây kích thích như cay nóng, nhiều gia vị...
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cải thiện vi sinh vật đường ruột giúp kiểm soát hội chứng ruột kích thích (IBS)
Probiotic hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích (IBS) như thế nào?
Cách phòng ngừa hội chứng ruột kích thích
Người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên uống gì, kiêng gì?
Hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh đại tràng chức năng
Suckhoecuocsong.vn