Nắm vững kỹ năng vượt dốc giúp bạn không tốn nhiều sức

9/30/2019 2:10:00 PM
Bạn muốn hòa mình vào thiên nhiên hít thở không khí trong lành và tự mình leo qua những con dốc cao, vách đá dựng đứng. Trước tiên để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn hãy nắm vững những kỹ năng cần thiết dưới đây.

 

Bạn muốn hòa mình vào thiên nhiên hít thở không khí trong lành và tự mình leo qua những con dốc cao, vách đá dựng đứng. Trước tiên để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn hãy nắm vững những kỹ năng cần thiết dưới đây.

Kỹ năng di chuyển lên dốc an toàn, không tốn nhiều sức

Tránh sử dụng quá nhiều sức lực khi di chuyển lên dốc bạn hãy nhớ kỹ các điều sau đây

+ Hãy lựa chọn một đôi giầy leo núi tốt, vừa chân, có đô bám cao sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi leo qua những con dốc cao, trơn trượt.

+ Trong quá trình di chuyển lên dốc hãy giữ cho hơi thở điều hòa ổn định. Nếu cảm thấy thở nhanh, hổn hển có nghĩa bạn đang đi quá sức hãy dưng lại tạm nghỉ chừng 5-10 phút và tiếp tục đi tiếp. Việc này giúp bạn lấy lại sức lực và hoàn thành thử thách leo dốc nhanh hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ khi tạm nghỉ không nên nghỉ lâu, vì bắp thịt sẽ bị lạnh và giãn cơ, gây đau nhức do bị phản ứng.

+ Nếu con dốc bạn đang di chuyển hơi dài bạn hãy tận dụng gậy chống hoặc bẻ cành cây ven đường và thong thả đi lên. Mỗi lần đặt chân lên hòn đá hãy ướm thử độ bám cũng như độ kết cấu của nó.

Nếu gặp phải dốc đứng cách tốt nhất để tránh mất sức khi di chuyển hãy đi men theo triền để đi lên theo hình chữ Z, cộng với sự hỗ trợ của hai tay bám vào các mô đá, cành cây, khe đá, thân cây…

Nếu gặp dốc quá đứng hay vách đã buộc phải dùng dây mới có thể di chuyển được nếu đi cùng một nhóm người để đảm bảo an toàn hãy cử một hay hai người hỗ trợ. Những người này có nhiệm vụ thu dần sợi dây theo từng bước leo của bạn và giữ chặt dây khi bạn không may bị trượt té hoặc cảnh báo những nguy hiểm cho bạn sắp xảy ra.

Kỹ năng di chuyển xuống dốc an toàn, không tốn nhiều sức

Khi leo lên dốc bạn sẽ mất khá nhiều sức nhưng khi leo xuống dốc tuy ít mệt hơn nhưng nguy hiểm  không kém. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người trong đoàn khi xuống dốc bạn cần nắm vững những điều sau đây;

+ Khi di chuyển xuống dốc để đảm bảo an toàn, giữ sức lực hãy khom người và rùn đầu gối lại, giữ cho ba lô ổn định, và cân đối trên lưng của các bạn, trọng tâm của ba lô nằm phía trước chân đế, chịu cả bàn chân xuống mặt đất. Nếu đi thẳng người, trọng tâm balô sẽ nằm phía sau chân đế, dễ bị trượt té.

+ Nếu phát hiện dốc khá dứng hãy xoay người lại đối diện với vách núi sử dụng luôn cả hai tay để bám chịu mà leo xuống. Khi leo xuống, lúc nào cơ thể các bạn cũng phải chịu trên 3 điểm tựa, một tay với hai chân hay một chân với hai tay. Sử dụng tay hay chân còn lại để tìm điểm tựa thấp hơn.  Hãy nhớ khi đặt tay hay chân vào điểm tựa mới, phải ướm thử sức chịu đựng trước khi tì cả sức nặng của mình lên đó.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong chuyến hành trình khám phá trước khi đi không chỉ cần có sức khỏe tốt mà bạn hãy chuẩn bị những vật dụng thiết như:

+ Trang phục mang theo nên rộng rãi và có khả năng giữ ấm tốt, giày cần phải là giày đinh có độ ma sát, sức bám cao.

+ Sử dụng những miếng bọc đầu gối, khuỷu tay và một chiếc áo khoác dày vừa chống lạnh vừa tránh bị thương trong chuyến đi.

+ Luôn mang theo nước uống và thực phẩm trong hành trang.

+ Nên mang theo một  số loại thuốc đề phòng cảm cúm, sốt, thuốc phòng trừ muỗi vắt,…

Hãy nhớ đừng bao giờ quên đặt an toàn cá nhân lên hàng đầu, không được phép đưa ra các quyết định liều lĩnh, nguy hiểm cho mình và các thành viên khác trong đoàn khi đi lên dốc và xuống dốc với những con dốc cao.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?