Mùa mưa bão cần kiểm tra các vị trí nào trong nhà để tránh ngập hiệu quả?
Để tránh ngôi nhà bị ngập trong mùa mưa bão trước đó chúng ta nên kiểm tra những vị trí dưới đây trong nhà, xử lý các vấn đề phát sinh nhanh chóng giúp bảo vệ ngôi nhà an toàn.
Trước mùa mưa bão chúng ta cần kiểm tra, bảo dưỡng nhà giúp phòng tránh nguy cơ ngập úng hiệu quả.
Kiểm tra các phễu thoát sàn ban công, mái nhà, sân thượng
Nên kiểm tra các phễu thoát sàn tại các vị trí ban công, mái nhà, hay trên sân thượng bởi đây là những khu vực tiếp xúc trực tiếp với nước mưa nên dễ bị ngập úng. Hãy kiểm tra xem các phễu thoát nước tại các khu vực này xem có rác thải hay tạp chất nào bị tắc nghẽn ở phễu thoát không, như lá cây, giấy, vật thể lạ, loại bỏ chúng giúp thông thoáng đường thoáng nước. Nếu phếu thoát nước có lắp đặt có nắp chắn rác, hãy mở nắp và làm sạch lưới lọc để đảm bảo nước mưa có thể chảy qua mà không bị cản trở
Sau khi làm sạch hãy kiểm tra độ thoát nước của đường ống. Nếu nước thoát chậm hoặc không thoát nước có thể đường ống bị gặp vấn đề tắc nghẽn trong đường ống cần kiểm tra, xác định vị trí làm nghẽn, xử lý nhanh chóng.
Kiểm tra xung quanh đường ống thoát nước có xuất hiện vết nứt, hỏng hóc nào trên bề mặt phễu thoát và xung quanh hay không. Bởi các vết nứt có thể gây rò rỉ nước, thấm vào tường gây ẩm mốc tường, nước mưa xâm nhập vào cấu trúc của ngôi nhà.
Cắt tỉa cây cối trước nhà, trên ban công gọn gàng
Nên tiến hành cắt tỉa cây xung quanh nhà gọn gàng, cắt tỉa bớt lá, cành cây ở các cây cảnh trồng trên ban công, trước nhà. Bởi trong mùa mưa bão, gió thường rất mạnh có thể làm gãy đổ cây va đập vào nhà, các công trình xây dựng bị hư hại, gây thương tích cho người, động vật. Ngoài ra, các cành cây quá dài, rậm rạp có thể trở thành vật cản cho dòng chảy của nước mưa, gây ra tình trạng đọng nước và ngập úng.
Khi cắt tỉa cây nên cắt tỉa, tạo dáng cho cây gọn gàng nhưng cũng đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, những cây cao hay cây mới trồng nên chống đỡ bằng khung giàn chắc chắn. Sau khi cắt tỉa nên thu dọn sạch sẽ những phần đã cắt để không còn rác thải cản trở đường nước chảy, giữ cho môi trường xung quanh nhà sạch sẽ
Chuẩn bị nguồn năng lượng dự phòng
Nên chuẩn bị sẵn nguồn năng lượng dự phòng như máy phát điện, pin sạc dự phòng, bếp gas, bếp cồn,… Bởi việc chuẩn bị trước sẽ giúp đối phó với tình trạng cắt điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào hay duy trì hoạt động của các thiết bị quan trọng như tủ lạnh, bình nóng lạnh, và cả hệ thống đèn chiếu sáng
Kiểm tra đường dây cung cấp điện
Nên kiểm tra kỹ càng, xem khả năng các nguồn dây dẫn điện trong gia đình bị ngấm nước hoặc rò rỉ điện hay không, nếu có cần thay thế hoặc sửa chữa ngay lập tức.
Kiểm tra nguồn tích trữ nước sinh hoạt
Nên kiểm tra nguồn tích trữ nước sinh hoạt trước mùa mưa bão. Tiến hành kiểm tra bể nước, bồn chứa nước hay thậm chí là các giếng nước, nắp bể, nắp giếng đều kín đáo, không cho phép nước mưa hay nước bẩn từ bên ngoài tràn vào, nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước sạch. Đối với hệ thống đường ống cung cấp nước sinh hoạt nên kiểm tra xem có vấn đề rò rỉ hay hư hỏng nào hay không giúp đảm bảo nguồn nước sạch không bị gián đoạn trong mùa mưa bão.
Kiểm tra mái nhà
Nên kiểm tra mái nhà, kiểm tra có bất kỳ vị trí nào trên mái bị hở hay không giúp tránh tình trạng dột nước tại các điểm bị hở. Nên chú ý đến các mối nối và khe hở trên mái nhà bởi khi mưa lớn khu vực này rất dễ bị nước mưa xâm nhập nếu không được bảo vệ cẩn thận. Nên kiểm tra các rãnh thoát nước và máng xối xung quanh mái nhà, làm sạch rác lá và các vật cản khác để đảm bảo nước có thể chảy một cách tự do
Nếu phát hiện các khe hở nên sử dụng các sản phẩm chống thấm chuyên nghiệp để trám kín các khe hở, đặc biệt là quanh ống khói, máng xối và các điểm tiếp giáp của mái nhà.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau