Mẹo hay chống say tàu hỏa cực hiệu quả
Tàu hỏa là phương tiện di chuyển có tốc độ chậm hơn so với ô tô, máy bay, di chuyển đều đặn nên sẽ ít bị say tàu hỏa hơn các phương tiện khác. Nhưng khá nhiều người vẫn gặp tình trạng sau tàu hỏa khi di chuyển bằng phương tiện này.
Khi ngồi trên tàu hỏa não bộ của chúng ta có thể cảm nhận sự chuyển động bằng hệ thần kinh, trong đó bao gồm cả tai, mắt và các mô của cơ thể. Khi cơ thể có chủ ý di chuyển như khi đi bộ, não sẽ có nhiệm vụ điều khiển các hành động bằng cách tổng hợp thông tin về con đường mà người đó đang đi.
Các triệu chứng say tàu hỏa xuất hiện là do bộ phận nhạy cảm giữ thăng bằng trong tai bị kích thích khác thường, hoặc do não bộ nhận tín hiệu từ mắt nhưng không đồng nhất với tín hiệu từ tai khiến cho các tín hiệu mâu thuẫn nhau truyền đến hệ thần kinh từ đó gây tình trạng say tàu hỏa.
Triệu chứng say tàu hỏa
Các triệu chứng say tàu hỏa thường đến nhanh, đột ngột xảy ra ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến tiến triển nặng. Các triệu chứng bao gồm:
+ Đổ mồ hôi lạnh hoặc vã mồ hôi
+ Cảm giác buồn nôn, nôn mửa
+ Chóng mặt, quay cuồng đầu óc
+ Miệng nhạt, không muốn ăn uống gì, tăng tiết nước bọt
+ Khó tập trung
+ Người luôn trong trạng thái lâng lâng
+ Da tái nhợt, lạnh
+ Đau đầu, thở nông, cảm giác vô cùng mệt mỏi
Các triệu chứng say tàu thường sẽ giảm đi hoặc chấn hứt hẳn khi tàu hỏa không còn di chuyển. Tuy nhiên, nhiều người có thể gặp các tình trạng khó chịu, mệt mỏi kéo dài đến vài ngày gây ảnh hưởng sức khỏe.
Phương pháp hạn chế say tàu hỏa
Khi đi tàu hỏa đển hạn chế các triệu chứng say tàu xe gây ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta có thể áp dụng các bí quyết sau:
+ Nếu có thể chúng ta nên đặt vé trước, lựa chọn các ghế vị trí đầu, hoặc giữa tàu hỏa bởi khu vực này khi tàu hỏa di chuyển sẽ chịu ít sự chuyển động nhất.
+ Hãy lựa chọn ghế ngồi tàu hỏa cần cửa sổ để thông thoáng khí, mặt hướng về cùng phía di chuyển của tàu, có thể ngắm nhìn các khung cảnh xung quanh hai bên đường đi của tàu. Hạn chế tối đa việc ngồi ngược hướng đi để tránh tình trạng tín hiệu bất xứng đến não, gây nhiễu và gây tình trạng say tàu nhiều hơn.
+ Hãy nhìn thẳng về phía trước, nên lựa chọn nhìn mắt vào một vật tĩnh hay nhìn về phía xa, không nên đọc sách, đọc báo, chơi điện tử khi di chuyển để tránh tình trạng say tàu diễn ra nặng hơn.
+ Nếu xuất hiện cảm giác buồn nôn chúng ta hãy uống nước lọc, nước có gas sẽ giúp bạn hạn chế phần nào cảm giác buồn nôn khi đi tàu
+ Ngủ sẽ giúp vượt qua trình trạng say tàu một cách nhẹ nhàng hơn.
+ Nghe nhạc nhẹ hoặc trò chuyện giúp đánh lạc hướng não bộ, giảm bớt các triệu chứng say tàu xe.
+ Hãy uống trà hoa cúc giúp an thần, giúp thư giãn tinh thần, làm dịu cơ thể và giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, hạn chế tình trạng say tàu hỏa.
+ Ngửi hoặc ăn bánh mì, bánh quy sẽ giúp bạn lấp đầy dạ dày, dịu đi những mùi gây khó chịu khi tàu di chuyển.
+ Nếu có thể hãy mở cửa sổ tàu hỏa, điều này sẽ giúp không khí trong khoang thông thoáng hơn, loại bỏ đi các mùi gây buồn nôn hay những mùi khó chịu khác.
+ Tinh dầu có trong vỏ cam quýt có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn và mệt mỏi khi di chuyển trên quãng đường dài.
Việc nhịn đói rất dễ dẫn đến tình trạng say xe, nên ăn nhẹ trước khi bước lên xe, nhưng cũng không nên ăn quá no bởi điều này cũng sẽ khiến các cơ quan của cơ thể hoạt động nhiều hơn và khiến tình trạng say xe trở nên nặng hơn.
+ Uống thuốc chống say tàu xe trước 40 phút là phương pháp giảm các triệu chứng say tàu hiệu quả.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương. -
Bí quyết giúp uống rượu bia không say
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan. -
Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ
Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?