Mách cha mẹ bí quyết chữa bệnh lười của con

3/10/2016 10:52:16 AM
Lười biếng là một căn bệnh nguy hiểm bởi nó biến cuộc sống của chúng ta trở thành sự tồn tại nhàm chán cho bản thân và nhiều người lười biếng sẽ là gánh nặng đối với cả xã hội.

 

Lười biếng là một căn bệnh nguy hiểm bởi nó biến cuộc sống của chúng ta trở thành sự tồn tại nhàm chán cho bản thân và nhiều người lười biếng sẽ là gánh nặng đối với cả xã hội.

Khi biết mình lười, người lớn có thể cố gắng thay đổi bằng cách chọn một thái độ phù hợp, một hướng đi đúng đắn để kiểm soát và làm chủ cuộc sống của mình một cách có ý nghĩa hơn. Đối với trẻ nhỏ cũng vậy, vì chưa có suy nghĩ và tư duy sâu sắc nên chúng thường có xu hướng ỷ lại và không tự ý thức về những hoạt động của chính mình. Do đó, người lớn đặc biệt là cha mẹ phải tìm cách định hướng con điều gì là nên làm và điều gì có thể không làm. Từ đó, nuôi dưỡng tính tự giác và chăm chỉ ở trẻ, giúp trẻ bớt lười biếng cả trong việc học, việc làm và việc suy nghĩ…

 

Dưới đây là một vài lời khuyên giúp cha mẹ cải thiện “bệnh lười” của con.

1. Tập trung vào những điều làm trẻ hứng thú

Hãy tìm hiểu sở thích của con để hướng bé vào nhiều hoạt động thể chất, nghiên cứu khác nhau. Từ đó, trẻ sẽ có nhiều cơ hội khám phá khả năng tiềm ẩn của bản thân mình và thích thú, tự giác hơn vì được làm những gì mình thích mà không bị thúc giục hay ép buộc.

2. Dạy trẻ tư duy tích cực

Một số trẻ có thể không năng động như các bạn cùng trang lứa, khi đó hãy khuyến khích con dùng các hoạt động trí óc để giữ cho mình bận rộn và tránh xa “bệnh lười”. Đưa con một quyển sách, một vần đề cần giải quyết, để chúng học chơi nhạc cụ hay làm việc chúng thích... sẽ giữ cho tinh thần trẻ vui vẻ và suy nghĩ trưởng thành hơn.

3. Lên kế hoạch cho cả gia đình

  

Một số trẻ không hứng thú tham gia các hoạt động thể thao cùng bạn bè. Tuy nhiên, nếu cả gia đình cùng luyện tập như một nhóm nhỏ thân thiết, trẻ sẽ có thêm nhiều động lực để thay đổi và cải thiện khả năng hòa nhập.

4. Lên thời gian biểu cụ thể cho trẻ

Hãy viết ra những việc quan trọng trẻ phải hoàn thành trong một thời gian nhất định. Như vậy, trẻ buộc phải gạt bỏ thói quen lười biếng sang một bên và tính toán làm sao để hoàn thành mọi việc trong quỹ thời gian bố mẹ cho. Phương pháp này không chỉ giúp trẻ vận động cơ thể, trí não mà còn học được cách quản lý thời gian hiệu quả.

5. Đề ra những mục tiêu ngắn hạn

Trẻ thường lười biếng vì chúng hay nản chí trước những nhiệm vụ được giao. Đáng lý phải sớm thực hiện thì chúng lại trốn tránh. Do vậy, nếu bạn đưa cho trẻ một khối lượng lớn việc cần làm, hãy chia nhỏ thành từng phần một, trẻ sẽ hiểu rõ ràng mục tiêu, kết quả cần đạt được và cách thức làm từng việc cụ thể.

6. Giải thích cho trẻ hiểu 

Sẽ ổn thôi nếu trẻ nằm trên chiếc trường kỷ để thư giãn sau khi hoàn thành việc được giao. Nhưng bạn chỉ nên để trẻ nghỉ ngơi trong 10 phút, và sau đó tiếp tục làm việc khác để “bệnh lười” không trở lại. Nếu trẻ đang lãng phí thời gian, hãy giải thích rằng: Người ta cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn sau khi hoàn thành công việc bằng chính sức mình.

7. Tặng quà một cách thông minh

Bạn nên chọn những món đồ chơi thông minh, sách, game giáo dục hay dụng cụ thể thao… để trẻ cảm thấy hứng khởi vì đã thành công trong việc “vượt qua chính mình”.

8. Hạn chế đồng tình những hoạt động gây lười biếng

Hãy chỉ cho trẻ xem tivi, chơi game nửa tiếng một ngày mà thôi kể cả chúng có phàn nàn, vòi vĩnh xin thêm thời gian đi chăng nữa bạn nhé! Nếu bạn kiên quyết, trẻ sẽ buộc phải tìm những hoạt động khác tốt hơn để lấp đầy thời gian rảnh của chúng.

9. Tăng cường các công việc tay chân

 

Cùng đi bộ tới thư viện, cửa hàng bách hóa; cùng làm vườn, nhổ cỏ hay cùng trang trí nhà cửa… có khá nhiều việc bạn có thể để con làm cùng để chúng không ngồi lì một chỗ.

10. Xây dựng sự tự tin cho trẻ

Nếu bé nhà bạn thiếu động lực vì sợ thất bại, sợ mình không thể đảm nhận trách nhiệm, hãy động viên để trẻ tự tin hơn về khả năng của mình trước khi đối mặt với thử thách hay những điều mới lạ trong cuộc sống.

Để ngăn chặn hậu quả “bệnh” lười gây ra, bố mẹ cần kiên trì cũng như tạo động lực cho bé biết yêu và trân trọng thành quả lao động.

Suckhoecuocsong.com

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?