Làm gì khi bị đâm kim tiêm nghi nhiễm HIV
Làm gì khi bị đâm kim tiêm nghi nhiễm HIV
Khi bất ngờ bị "người lạ mặt" đâm kim tiêm nghi dính máu có HIV, sự hoảng sợ đôi khi làm bạn không biết phải xử trí thế nào. Hãy bình tĩnh làm theo các bước sau trước khi đến cơ sở y tế
Sơ cứu khi bị đâm kim tiêm như thế nào?
Tham vấn viên Bảo Kiếm - Ủy ban phòng chống HIV/AIDS TP.HCM cho biết khi bị vật nhọn gì đâm mọi người thường hay hoảng loạn và lấy tay nặn máu và hi vọng có thể loại bỏ được máu có nhiễm HIV ra khỏi cơ thể. Đây là cách làm không đúng
Theo ông Kiếm, trước hết người bị đâm kim tiêm phải thật bình tĩnh và lấy những vật gây tổn thương ra khỏi cơ thể. Đặc biệt lưu ý không nên lấy tay nặn máu vì dễ làm cho niêm mạc, mạch máu bị vỡ và virus sẽ dễ xâm nhập hơn. Tốt nhất là để vết thương dưới vòi nước sạch ít nhất 5 phút để phần máu và dịch lây nhiễm sẽ trôi đi. Sau đó dùng băng gạc để cầm máu.
Trường hợp bị dịch tiết hoặc máu của người nghi nhiễm HIV bắn vào mắt, mũi, miệng thì phải rửa hoặc súc miệng liên tục bằng nước sạch hoặc nước muối sinh ký 0,9% trong 5 phút.
Ông Kiếm nhấn mạnh: "Ngay sau các bước sơ cứu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế để xét nghiệm và điều trị phơi nhiễm trong vòng 72 giờ để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong quá trình điều trị chưa xác định được có nhiễm HIV hay không nên cần phải chủ động làm các biện pháp phòng tránh cho mọi người xung quanh".
Khi đến cơ sở y tế, trong trường hợp bị kim tiêm đâm, người bệnh hãy mang theo mẫu kim đến để xét nghiệm. Đồng thời bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ lây nhiễm và chỉ định điều trị dự phòng thông qua tình huống phơi nhiễm.
Khi nào thì có khả năng bị nhiễm HIV?
Ông Kiếm cho biết, không phải tất cả các trường hợp tiếp xúc với dịch, máu của người nhiễm HIV đều có nguy cơ lây nhiễm và không phải các trường hợp phơi nhiễm đều bị bệnh. Tùy theo trường hợp cụ thể mà xác định xem bị "người lạ mặt" đâm kim tiêm vào người có bị nhiễm hay không.
"Khi thấy đối tượng cầm kim tiêm mà trong ống xi lanh thấy còn máu tươi đâm vào mình dưới dạng bơm máu trong xi lanh thì khả năng bị nhiễm HIV rất cao. Còn nếu dùng đầu kim đâm và giật ra liền thì khả năng nhiễm HIV thấp vì máu dính ở đầu kim ra môi trường sẽ khô ngay nên khả năng nhiễm HIV sẽ thấp hơn rất nhiều", ông Kiếm nói.
Đường máu là con đường lây truyền HIV nhanh nhất.
Có hai con đường bị phơi nhiễm phổ biến là đường máu và quan hệ tình dục. Đường máu là khi đạp phải kim tiêm, vật nhọn có dính máu tươi của người nhiễm HIV hoặc bị bắn dịch tiết hoặc máu tươi của người HIV vào niêm mạc mắt. Đường tình dục là khi quan hệ với người nhiễm HIV không sử dụng bao cao su, hay có dùng nhưng bao bị rách, tuột dẫn đến phơi nhiễm.
Làm gì khi bị đâm kim tiêm nghi nhiễm HIV
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo benh.vn)
Các tin khác
-
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương. -
Bí quyết giúp uống rượu bia không say
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan. -
Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ
Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?