Làm gì để khiến con trẻ vâng lời?

12/1/2015 9:36:00 PM
Không phải bậc cha mẹ nào cũng có thể bình tĩnh khi bé nghịch ngợm hay không vâng lời. Đôi khi sự nóng giận của người lớn khiến con trẻ trở nên tiêu cực, không phát huy được chứng kiến. 

 

Không phải bậc cha mẹ nào cũng có thể bình tĩnh khi bé nghịch ngợm hay không vâng lời. Đôi khi sự nóng giận của người lớn khiến con trẻ trở nên tiêu cực, không phát huy được chứng kiến. Những kinh nghiệm sau dù đã được nói hàng nghìn lần thì cũng vẫn cần được nhắc lại và cần được ghi nhớ nỗi lần chúng ta nóng giận.

Học cách để nói chuyện với con?

Cách nói chuyện với con của cha mẹ vô cùng quan trọng, dù bạn có nóng giận đến cỡ nào hãy nhớ mục đích cuối cùng là bé nghe lời và phát triển nhân cách cũng như kỹ năng sống lành mạnh. Tiếp cận với trẻ sai phương pháp sẽ khiến bé cảm thấy mình không được yêu thương và trở nên bướng bỉnh hơn. Vì vậy, bạn nên suy nghĩ xem những gì không nên khi nói chuyện với con.

Không nên áp đặt trẻ

Bạn hãy cho bé cơ hội được nói, tranh luận trong khuôn cảnh thoải mái và lễ phép vì bé có những ý kiến rất đáng để chúng ta suy nghĩ. Dĩ nhiên, sau khi nói chuyện với con, quyến định thuộc về bạn nhưng hãy đưa ra những giải pháp mang tính định hướng, cởi mở hơn để con làm theo hơn là áp đặt.

Không nên cấm con chơi với bạn

Hãy tâm sự với bé, tìm hiểu về bạn bè của con. Đưa cho con những lời khuyên hợp lý đồng thời lắng nghe những tâm sự của bé như một người bạn. Không nên bắt buộc bé phải chơi với ai. Bạn bè luôn có ý nghĩa rất quan trọng với bé.

Không nên chê bai hay so sánh bé:

Mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Mỗi bé có cá tính và thế mạnh riêng. Đừng chê bé hậu đậu hay vụng về hay so sánh bé với những đứa bé khác. Điều này làm cho bé thêm tự ti, mặc cảm. Hãy cố gắng giải thích để bé hiểu bé đã làm sai điều gì và khi bé chỉnh sửa, bạn hãy khen ngợi để bé thấy tự hào về bản thân và ngày càng thay đổi tích cực hơn.

Đừng hắt hủi bé

Đối với những bé bướng bỉnh, không chịu nghe lời, đôi khi vì quá nóng nảybạn đã không kìm chế mà nói những điều không nên nói như: “mẹ sẽ đuổi con ra đường nếu con không nghe lời hay mẹ không yêu con nữa”, Bạn muốn dạy con, hãy để có bé cảm nhận tình yêu thương và thay đổi theo ý bạn hơn là để con cảm thấy lo lắng, tổn thương và ngày càng ngang ngạnh hơn.

Không khiến trẻ có cảm giác bị “ra rìa”:

Ai cũng muốn bố mẹ yêu thương mình vì thế cảm giác bị ra rìa thật đáng sợ đối với bé. Bé sẽ thấy tủi thân vô cùng khi có ai đó vô tình nói “ Con sẽ bị ra rìa vì mẹ sắp có thêm em bé.” Nhiều lúc sự vô tình của người lớn làm tổn thương con trẻ.

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác