Lạc giữa rừng sâu làm sao để sống sót an toàn?

5/9/2019 3:24:00 PM
Vậy làm thế nào để bản thân sống sót an toàn và nhanh chóng thoát ra khỏi rừng sâu, hãy cùng tìm hiểu kỹ năng sinh tồn khi lạc trong rừng dưới đây nhé!

 

Bạn là người yêu thiên nhiên, thích chinh phục thử thách mới, luôn muốn tìm hiểu những điều kỳ thú về thiên nhiên hoang dã. Nhưng sẽ có những lúc bạn mải mê khám phám thiên nhiên mà vô tình bị lạc giữa rừng sâu. Vậy làm thế nào để bản thân sống sót an toàn và nhanh chóng thoát ra khỏi rừng sâu, hãy cùng tìm hiểu kỹ năng sinh tồn khi lạc trong rừng dưới đây nhé!

Lạc giữa rừng sâu làm sao để sống sót an toàn?

Ảnh minh họa.Nguồn Internet

Khi phát hiện mình đi lạc việc đầu tiên chính là phải giữ vững tâm lý. Việc hoảng loạn hay lo lắng chỉ khiến bạn cảm thấy sợ hãi, mất phương hướng và lạc vào sâu hơn trong rừng.

Bình tĩnh, hạn chế vận động khi lạc giữa rừng sâu

Nếu bạn đi cùng với nhóm bạn hãy bình tĩnh ngồi yên một chỗ dùng còi để gọi đồng đội, hạn chế vận động để tiết kiệm năng lượng. Hãy hít thở sâu và ổn định tâm lý. Điều này giúp bạn bình tĩnh hơn, suy nghĩ sáng suốt hơn và lập kế hoạch sinh tồn trước khi có người tìm được bạn hoặc thoát ra khỏi rừng sâu một cách an toàn.

Xác định vị trí khi lạc giữa rừng sâu

Để bảo vệ bản thân khi bị lạc giữ rừng sâu điều tiếp theo chính là bạn nên xác định vị trí của mình và bắt đầu tìm nơi trú ẩn an toàn tránh mưa rừng, thú dữ. Khi màn đêm buông xuống nhiệt độ trong rừng giảm rất nhanh khiến cơ thể nhanh bị mất nhiệt bạn cần nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn.

Để xác định vị trí và phương hướng dễ dàng trong quá trình tìm kiếm đường ra khỏi rừng sâu bạn có thể sử dụng la bàn, bản đồ, tìm cây cao để xác định.

Nếu trong tay có la bàn bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định phương hướng tìm đường ra. Tuy nhiên khi xác định phương hướng bằng la bàn bạn cần nhớ không để gần vật kim loại, gần lửa mà hãy để la bàn trên mặt phẳng nằm ngang.

Cách khác bạn hãy trèo lên một cái cây cao hay một mỏm đá cao nhất. Quat sát thật kỹ mọi nơi mà bạn có thể nhìn thấy như ngọn tháp, đồng ruộng, nhà cửa, ….sẽ giúp bạn quyết định hướng mà bạn phải đi.

Nếu như bạn không thể nhìn thấy, nghe thấy gì hãy cố gắng xác định vị trí của con suối, một con sông trong rừng. Nếu vị trí nào trong rừng bạn quan sát thấy những khoảng rừng cây xanh tốt hơn những khoảng rừng khác thì chắn chắn đó sẽ có một con suối.

Bên cạnh đó khi lạc vào trong rừng sâu bạn cần tạo kí hiệu hay đánh dấu những nơi bạn đi qua tránh tình trạng bị đi lòng vòng một chỗ hoặc lạc sâu hơn. Hãy dùng tấm vải, tờ giấy, hoặc bất cứ thứ gì có thể nhìn thấy từ phía xa.

Hoặc bạn có thể xác định phương hướng dựa trên mặt trời, dựa trên bóng nắng, quan sát vị trí bằng mặt trăng, chòm sao Bắc Cực, sao Nam Thập, hướng gió,…

Tìm nơi trú ẩn an toàn khi lạc giữa rừng sâu

Màn đêm buông xuống trong rừng diễn ra rất nhanh, không khí lạnh trong rừng khiến cơ thể bị mất nhiệt khiến cơ thể nhanh kiệt sức. Do đó bạn cần nhanh chóng dựng lều hoặc tìm kiếm nơi trú ẩn một cách nhanh nhất. Việc dựng lều không chỉ giúp bạn giữ ấm cơ thể, có chỗ nghỉ ngơi mà giúp bạn cảm thấy an toàn hơn và tránh được thú dữ hay rắn rết vào trời tối.

 Chỗ trú ẩn không cần quá cầu kỳ, phức tạp chỉ cần đủ che mưa và giữ ấm cho bạn là được. Bạn có thể tận dụng những thân cây bị đổ hoặc nằm nghiêng bằng cách xếp nhiều cành cây lớn tạo khung rồi che chắn bằng lá cây rừng. Hãy nhớ lót dưới lều trú ẩn một lớp lá cây dày để cách nhiệt với nền đất. Do vào ban đêm mặt đất lạnh lẽo sẽ hút nhiệt ra khỏi cơ thể bạn nếu bạn không tạo ra một lớp ngăn cách cơ thể mình với mặt đất. Vào ban đêm bạn nên đốt lửa để sởi ấm cơ thể và xua đuổi những động vật nguy hiểm như rắn, rết, chồn, cáo,….giúp bạn cảm thấy an toàn và bớt cô đơn.

Lạc giữa rừng sâu làm sao để sống sót an toàn?

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Tìm kiếm nguồn thực phẩm khi bị lạc giữa rừng sâu

Trường hợp không mang theo thực phẩm bên người bạn hãy cố gắng tìm dòng suối hoặc con sông gần nhất. Những dòng suối thông thường sẽ có cá, cua, ếch,…bạn hãy bắt chúng làm thực phẩm. Những con côn trùng trong rừng đôi khi cũng là nguồn thực phẩm cứu cánh bạn khỏi cơn đói khi bị lạc trong rừng sâu. Bạn có thể bắt bọt xít, ve sầu, dế mèn, châu chấu, bọ cạp, ấu trùng ong, trứng kiến, rắn,… làm thức ăn. Nếu ăn các loại nấm hoặc lá cây rừng bạn hãy chắc chắn ăn những loại mà bạn biết tránh bị ngộ độc.

Tìm kiếm nguồn nước và cách tạo nguồn nước khi lạc trong rừng sâu

Ngoài thức ăn bên cạnh đó nước là thứ thiết yếu không thể thiếu trong cơ thể của chúng ta. Cơ thể của con người có thể chịu đựng được 3 ngày không có nước. Nếu không được cung cấp nước kịp thời cơ thể sẽ dần dần bị mất nước dẫn đến kiệt sức. Do đó hãy cố gắng đi tìm những con suối xung quanh để cung cấp nước cho cơ thể.

Nếu như không thể tìm thấy suối bạn đừng lo lắng hay nản chí mà có thể lấy nguồn nước từ các loại cây leo, chuối rừng, hay sự ngưng tụ của nước trên các cành cây,…

Bất kể bạn lấy nguồn nước từ đâu trong rừng sâu bạn không nên uống ngay mà hãy khử trùng trước khi uống để tránh vi khuẩn, giun sán, bùn đất,…

Tạo dấu hiệu cho người tìm kiếm khi lạc trong rừng sâu

Giúp người tìm kiếm dễ dàng xác định vị trí của bạn trong rừng sâu bạn cần tạo ra những dấu hiệu dễ dàng nhận thấy như: đốt lửa, treo quần áo, mũ nón lên cao hoặc những nơi dễ nhận thấy. Hãy cố tạo ra những tiếng động lớn như thổi còi, gõ vào thân cây rỗng, đốt tre để nguyên cây (sẽ gây ra những tiếng nổ lớn).

Tìm đường về nếu đủ sức khỏe khi lạc trong rừng sâu

Nếu bạn đủ sức khỏe cũng có thể tự tìm đường thoát khỏi khu vực bị lạc. Hãy đi theo đường mòn trong rừng, tránh đường có nhiều cây cối, rậm rạp vì khó xác định phương hướng. Cứ men theo sông suối là sẽ tìm được đường.

Theo Kynangsinhton

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?