Kỹ năng xử lý nước vào tai khi tắm gội, bơi lội tránh viêm ống tai ngoài

20/07/2022 16:08

Hướng dẫn các cách xử lý nước vào tai khi tắm gội, bơi lội tránh viêm ống tai ngoài

Kỹ năng xử lý nước vào tai khi tắm gội, bơi lội tránh viêm ống tai ngoài

Khi bơi lội, tham gia các môn thể thao dưới nước, tắm gội dù khá cẩn thận nhưng nhiều người bị nước vào tai. Đa số mọi người thường xem nhẹ việc nước vào tai nhưng nếu không biết kỹ năng xử lý đúng cách sẽ gây ra tình trạng viêm ống tai ngoài, thậm chí gây điếc.

Tình trạng nước vào tai rất hay thường gặp trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh cá nhân, tắm rửa, gội đầu, đi bơi, tham gia các môn thể thao, vui chơi nước nước, thậm chí là đi trời mưa to.

Cấu tạo của tai gồm có 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong.

+ Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai ngoài, đi từ vành tai tới màng nhĩ, có nhiệm vụ thu nhận và dẫn truyền âm thanh.

+ Tai giữa bao gồm màng nhĩ, hòm nhĩ, vòi nhĩ và các xương con bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp.

+ Tai trong bao gồm: ốc tai, tiền đình, các ống bán khuyên.

Trong quá trình bơi lội, tắm gội đầu thì nước sẽ đi ống thính giác bên ngoài. Do ống thính giác ngoài là một ống dài và hẹp có đầu bịt kín, ống tai có hình chữ S hơi uốn cong nên nước trong tai đôi khi không dễ chảy ra ngoài mà có thể đọng lại bên trong tai

Khi nước vào trong tai khá nhiều người xem nhẹ vì quan điểm rằng không nguy hiểm, thường sẽ sử dụng khăn khô, giấy hoặc sử dụng tăm bông để ngoái tai nhằm loại bỏ phần nước này. Tuy nhiêm, nếu xử lý không đúng cách nó có thể gây bệnh nguy hiểm, một trong những bệnh thường gặp nhất khi nước vào trong tai chính là viêm ống tai ngoài. Viêm ống tai ngoài chỉ trạng thái viêm của lớp da bao phủ ống tai ngoài, thường là do vi khuẩn hoặc trong một số trường hợp hiếm có thể do nấm. Khi sử dụng dầu gội, sữa tắm, nước hồ bơi nhiễm bẩn xâm nhập vào tai mà không lau khô và vệ sinh kỹ rất dễ xảy ra tình trạng nguy hiểm này.

Triệu chứng ban đầu viêm ống tai ngoài thường là ngứa tai, sau đó có biểu hiện tức trong ống tai rồi bắt đầu cảm giác đau tai, gây khó chịu. Tình trạng đau ngày càng tăng, đau càng nhiều khi nhai hoặc ngáp, có thể xuất hiện sốt, đôi khi sốt cao, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào tai cũng rất đau.

Có thể gây mất thính lực đột ngột, điếc tạm thời do ráy tai làm tắc ống tai. Nếu có mảnh ráy tai lớn trong ống tai trước khi xuống nước, nó có thể bị hòa lẫn 1 phần hoặc dịch chuyển, dẫn đến va đập hoặc làm gây bít tắc.

Ngoài ra, có thể bị viêm tai giữa hoặc thậm chí là thủng màng nhĩ do chấn thương từ áp lực nước vào tai. Thường gặp trong các trường hợp nhảy cầu, lặn sâu trong nước, dùng vòi hoa sen quá mạnh… Nguyên nhân do áp lực nước quá cao và đột ngột. Từ đó làm cho đường nối thông từ tai giữa sang mũi họng bị xẹp lại và dịch ứ đọng trong tai gây bội nhiễm do các vi khuẩn sinh sống trong đó mất đi điều kiện sống bình thường sẽ gây bệnh. Biểu hiện viêm tai giữa chính là cảm giác đau nhói, căng tức bên tai bị bệnh, nghe kém, ù tai kéo dài kể cả khi nghiêng tai cho nước chảy hết ra ngoài. Trong trường hợp nghiêm trọng, không xử lý kịp thời, điều trị đúng cách có thể gây giảm thính lực, điếc hoặc 1 vài biến chứng nguy hiểm thậm chí gây điếc.

Những cách xử trí khi bị nước vào tai đúng chuẩn

Theo khuyến cáo các chuyên gia tai mũi họng cho biết khi nước vào tai chúng ta không vội vã sử dụng tăm bông, vật sắc nhọt ngoái sâu vào trong lỗ tai. Bởi điều này rất có thể nước không thể hút ra ngoài mà ngược lại sẽ đẩy ráy tai mềm vào sâu trong ống tai, gây bít tắc, viêm nhiễm nghiêm trọng hơn, xây xát thành ống tai hoặc thủng màng nhĩ.

Thực tế cho thấy, đa số các trường hợp bị nước vào tai thông thường có thể tự bốc hơi. Nếu cảm thấy khó chịu hoặc ù tai, bạn có thể vận dụng một trong những cách xử lý sau đây

Cách 1:

Bước 1: Khi tắm gội, bơi lội, tham gia các môn thể thao dưới nước nếu nước vào trong tai hãy dùng tay nhẹ nhàng kéo hoặc giật dái tai

Bước 2: Đồng thời trong khi nghiêng đầu xuống vai về phía có nước, cũng nên thử lắc nhẹ đầu từ bên này sang bên kia để giúp nước bên trong tai chảy ra ngoài tai

Cách 2:

Bước 1: Nước vào trong tai để loại bỏ có thể tạo áp lực chân không bằng cách nghiêng đầu sang một bên và giữ lòng bàn tay khum chặt trên tai.

Bước 2: Bằng cách ép thẳng lòng bàn tay rồi khum lại nhanh chóng, lực chân không có thể kéo nước ra ngoài.

Cách 3:

Bước 1: Khi nước vào trong tai hãy nằm nghiêng và úp tai xuống.

Bước 2: Trọng lực có thể làm khô tai một cách tự nhiên. Chỉ cần nằm nghiêng, úp thẳng một bên tai xuống để đạt được hiệu quả tốt nhất, hoặc bạn có thể kê thêm gối cho êm để nước từ trong tai chảy ra bên ngoài

Cách 4:

Bước 1: Nước vào trong tai hãy pha loãng dung dịch rửa hydrogen peroxide với nước.

Bước 2: Mỗi lần sử dụng từ 3 - 4 giọt dung dịch. Sau 2 - 3 phút, nghiêng đầu về bên bị ảnh hưởng để chất lỏng thoát ra khỏi tai

Cách 5:

Bước 1: Khi nước vào trong tai có thể sử dụng máy sấy để sấy khô tai.

Bước 2: Bật máy sấy ở nhiệt độ thấp nhất và giữ cách đầu khoảng 30cm

Bước 3: Dùng tay nhẹ nhàng kéo dái tai xuống trong khi di chuyển máy sấy qua lại giúp làm bay hơi lượng nước mắc kẹt trong tai.

Cách 6:

Bước 1: Nước vào trong tai để loại bỏ có thể áp vải ấm vào tai khoảng 30 giây

Bước 2: Hãy lặp lại 4 - 5 lần, mỗi lần cách nhau một phút. Nằm xuống hoặc nghiêng đầu về bên bị ảnh hưởng cũng giúp nước mau ráo.

Bài cùng chủ đề:

Chấn thương vai khi bơi lội, cách khắc phục

Kỹ năng ứng phó với căng thẳng, nên kiểm soát căng thẳng như thế nào?

Kỹ năng giúp trẻ an toàn khi đi thang máy, gặp sự cố

Kỹ năng kiểm soát cuộc sống

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác

Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

Bí quyết giúp uống rượu bia không say