Kỹ năng xử lý khi bị sứa bờm sư tử đốt
Sứa bờm sư tử hay sứa Lion’s Mane là loài sứa biển khổng lồ có đường kính khoảng 2,4m, xúc tu của chúng có thể vươn xa hơn 30m. Nếu trong quá trình lặn biển, tắm biển, khám phá dưới biển nếu chẳng may chạm trán, bị chúng đốt có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Sứa bờm sư tử thường xuất hiện chủ yếu ở phía bắc Đại Tây Dương, Bắc Cực, đây là một trong những loài sứa nguy hiểm nhất thế giới. Chúng có đường kính khoảng 2,4m, xúc tu của loài sứa bờm sư tử có thể vươn xa hơn 30m. Dù sở hữu vẻ ngoài rất đẹp, hấp dẫn và độc đáo nhưng khi chạm trán với chúng sẽ có thể khiến chúng ta gặp tình trạng đau đớn, chuột rút, thậm chí dễ bị đuối nước.
Thức ăn chủ yếu của sứa bờm sư tử (sứa Lion’s Mane) chủ yếu là các loài sinh vật phù du, cá nhỏ, các động vật giáp xác nhỏ, thậm chí một số loài sứa nhỏ khác cũng là nguồn thức ăn của loài này. Khi săn mồi dưới biển chúng sẽ xòe những xúc to dài, mỏng của mình như một tấm lưới, lao xuống cột nước, bắt những sinh vật nhỏ khi chúng di chuyển.
Để tránh bị những loài động vật khác tấn công hay tránh trở thành thức ăn loài sứa này sẽ tự vệ bằng cách dùng những chiếc dài quất vào đối phương. Những chiếc tua khi quất vào cơ thể chúng ta sẽ tạo ra những vết hằn đỏ trên da, giống như ban đỏ, mỗi nốt ban giống như một mũi kim bị nung đỏ châm vào dây thần kinh, các vết thương sẽ có màu hồng, nhìn kỹ các đường này là do tiếp nối hằng hà sa số những mụn nhọt li ti, nọc độc của chúng có thể gây tê liệt cơ, dẫn tới trụy tim và ngạt thở.
Cách xử lý khi bị sứa bờm sư tử đốt
Bước 1: Hãy ngay lập tức rời khỏi vùng nước biển có sự xuất hiện của sứa bờm sư tử, lên bờ để thực hiện các bước sơ cứu.
Bước 2: Khi bị sứa bờm sư tử tấn công hãy nhanh nhanh chóng lấy nước biển rửa
Bước 3: Dùng các dụng cụ như dao, que kem hay thìa cào những nọc của sứa trên da để không để tế bào kích ứng kịp vỡ ra. Hoặc có thể sử dụng vật dụng như chai, lọ cốc múc nước biển sạch rửa nhẹ nhàng lên vùng da bị sứa bờm sư tử tấn công. Đeo găng tay cao su nhẹ nhàng dùng tay lấy các xúc tu khỏi vết cắn, loại bỏ những xúc tu còn dư, giảm bớt độc tố.
Bước 4: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để nhờ sự trợ giúp của bác sĩ, có phương pháp xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. Sau khi thăm khám, kiểm tra các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để thoa lên vùng da bị sứa đốt như: thuốc mỡ kháng sinh Neosporin, thuốc bôi chứa thành phần thuộc nhóm kháng Histamin. Những loại thuốc bôi da này có tác dụng làm dịu vết cắn của sứa biển, đẩy nhanh quá trình làm lành các vết thương giảm đau ngứa tạm thời. Các bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau tùy thuộc vào tình trạng mỗi người.
Để tránh sứa bờm sư tử tấn công khi đi biển chúng ta thấy sự xuất hiện của chúng ở gần các bãi biển tuyệt đối không xuống tắm để tránh bị sứa tấn công. Nếu nhận thấy cơ thể bị ngứa cần lên bờ ngay để kiểm tra xem có phải do sứa tấn công hay không. Không chạm tay hay dẫm đạp lên xác những con sứa này để tránh bị dính chất độc vào da. Không sử dụng nước lọc đóng chai để vệ sinh vùng da bị sứa bờm sư tở đốt khi sơ cứu. Nhà có trẻ em nên chú ý quan sát khi đi tắm biển, tham gia các hoạt động dưới biển, tránh để trẻ tiếp xúc với sứa bờm sư tử hay bất kỳ loài sứa có độc nào khác.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Cách đảm bảo an toàn khi đi cứu trợ khu vực bão lũ
Đảm bảo an toàn cho bản thân, các thành viên trong đoàn cứu trợ tại các khu vực bão lũ bị ảnh hưởng cần lưu ý những điều sau đây. -
Cứu trợ vùng bão lũ nên chọn những nhu yếu phẩm gì
Khi chuẩn bị những đồ dùng để cứu trợ cho những khu vực bị ảnh hưởng bởi bão lũ, sạt lở đất, lũ quét nên lựa chọn những nhu yếu phẩm nào vừa tránh lãng phí, thiết thực nhất cho người dân. -
Cách xử lý rắn bò vào nhà trong mùa mưa bão chuẩn xác
Trong những ngày mưa bão gây ngập lụt khiến cho rắn không có chỗ trú ẩn nên thường vào trong nhà. Để tránh bị rắn cắn gây nguy hiểm cho tính mạng cần áp dụng các biện pháp đuổi rắn ra khỏi nhà dưới đây. -
Kinh nghiệm xử lý nước sinh hoạt trong mùa mưa bão, ngập lụt
Mưa bão ngập lụt kéo dài gây ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt, khiến cho nước bị ô nhiễm. Để làm sạch nước sau bão lũ hãy áp dụng các biện pháp xử lý nước dưới đây. -
Cách bảo quản thực phẩm khi mưa lũ gây mất điện
Mưa lũ kéo dài khiến nhiều nơi bị tình trạng mất điện gây ảnh hưởng tới việc bảo quản thực phẩm. Để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe khi bảo quản thực phẩm trong mùa mưa lũ bị mất điện cần lưu ý những điều sau đây. -
Cách nhận biết nguy cơ lũ quét chuẩn xác
Lũ quét xảy ra khi một lượng nước lớn, khổng lồ kéo theo đất đá, cây di chuyển nhanh từ địa cao xuống thấp gây ảnh hưởng cho tính mạng, tài sản mà cơn lũ quét đi qua. Vậy làm thế nào để nhận biết nguy cơ lũ quét, nguyên nhân do đâu? -
Dấu hiệu nhận biết sạt lở đất trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Sạt lở đất diễn ra rất nhanh, bất ngờ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về người, tài sản của người dân. Để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ nếu phát hiện xung quanh nơi sinh sống có những dấu hiệu dưới đây cần di tản ngay lập tức. -
Cách dọn dẹp nhà, bùn lầy sau mưa bão, ngập lụt đúng cách
Nước đã rút dần sau những ngày ngập lụt kéo dài để lại lượng lớn bùn đất, sình lầy, rác thải gây ô nhiễm môi trường. Để dọn dẹp đúng cách, tránh mất sức hãy áp dụng một số cách hay dưới đây. -
Vì sao không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày mưa bão
Tích trữ thực phẩm trước ngày mưa bão với số lượng lớn không chỉ gây lãng phí mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ảnh hưởng tới sức khỏe.