Kỹ năng thoát hiểm giành lại sự sống khi rơi xuống đầm lầy

5/15/2019 11:46:00 AM
Nếu chẳng may khi rơi xuống đầm lầy mà không có kỹ năng thoát hiểm đúng cách sẽ rất có thể tỷ lệ mất mạng là rất cao.

 

Một trong những cái bẫy chết chóc khiến nhiều người mất mạng nhất trong tự nhiên chính là đầm lầy. Nếu chẳng may khi rơi xuống đầm lầy mà không có kỹ năng thoát hiểm đúng cách sẽ rất có thể tỷ lệ mất mạng là rất cao. Vậy làm thế nào để thoát khỏi đầm lầy hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhất.

Đầm lầy là gì?

Đầm lầy được cấu tạo phía trên là lớp bùn, đất, cát, lá khô thậm chí có cả những cây cỏ mọc bình thường nên sẽ khiến bạn khó có thể phân biệt được đầm lầy với vùng đất cứng xung quanh. Lớp bùn đất cát, lá khô,…ấy chỉ lơ lửng lên trên bề mặt nhờ có mạch nước ngầm phun trào từ dưới lên. Lớp bùn đất này vô cùng mềm và xốp có thể dày từ 1-5m. Chẳng may sa chân xuống thì nhanh chóng bị hút xuống phần nước lỏng dưới đáy và trong thời gian ngắn bị dìm chết.

Thoát thân khỏi đầm lầy bằng cách nào?

Khi đang di chuyển trong rừng bạn phát hiện bị hụt sân vào đầm lầy. Lúc này, không được vùng vẫy mà hãy bình tĩnh, không cố gắng rút chân lên. Việc vùng vẫy, rút chân khỏi chỗ đầm lầy khiến bạn lún sâu hơn.

Khi bị lún xuống đầm lầy nhiều người nghĩ ngay đến việc cởi bỏ ba lô, quần áo vì nghĩ rằng chúng khá nặng khiến bạn lún nhanh hơn. Nhưng điều này là sai lầm rồi nhé hãy sử dụng chúng như một cái phao điểm tựa để đẩy bạn lên hết mức có thể. Hãy cố gắng tăng diện tích tiếp xúc chừng hay chừng đó.

Nhanh chóng ngả người ra đằng sau, 2 tay dang rộng để tăng diện tích tiếp xúc. Từ từ rút từng chân một lên cao hết mức có thể. Khi hai chân tự do hãy chậm dãi phối hợp tay chân để đẩy người về phía trước. Động tác này cũng không hề khó, tay với lên đầu và quạt sang ngang đẩy mình lên. Hãy cố gắng mô phỏng động tác trờn như của rắn. Nếu với được những gốc cỏ, gốc cây nào mọc trên bùn thì lấy nó làm điểm tựa để vươn mình về phía trước. Duy trì động tác này đến khi vào được chỗ đất cứng là bạn có thể thoát khỏi nguy hiểm.

Bear Grylls: Trong chương trình Con người Đối mặt Thiên nhiên.Nguồn Internet

Kỹ thuật cứu người thoát khỏi đầm lầy

Nhiều người nghĩ rằng khi phát hiện người bị lún xuống đầm lầy chỉ cần đưa gậy, cành cây hoặc ném dây cứu nạn nhân ra khỏi đầm lầy là xong. Nhưng thực tế không hẳn đơn giản như vậy nếu bạn thực hiện không đúng kỹ thuật thì rất có thể bạn sẽ là người tiếp theo ở dưới đầm lầy.

Khi phát hiện nạn nhân mắc kẹt dưới đầm lầy hãy bình tĩnh và không liều mình lao mình xuống để cứu người.

Hãy thăm dò từng bước chân và cẩn thận dùng gậy dò đường thăm dò phần đất trước mặt. Chỉ khi nào chắc chắn nó là vùng đất cứng có thể đặt chân lên được thì hãy bước lên.

Nếu không xác định phần đất trước mặt là đất cứng hay không hãy nằm xuống và bò theo đúng động tác bò trườn. Khi đến gần nạn nhân hết sức có thể thì cố gắng đưa nạn nhân về phía mình và phải chắc chắn là mình đang không bị kéo về phía trước.

Nếu có sẵn dây thừng hay các loại dây dợ hãy buộc nó vào một gốc cây chắn chắn và ném đầu kia cho nạn nhân. Buộc vào ngang lưng của mình rồi đi cứu nạn nhân cũng là một cách.

Kỹ thuật di chuyển an toàn trong vùng rừng đầm lầy

Khi di chuyển trong đầm lầy để bản thân và người đi cùng an toàn hãy trang bị cây gậy dò đường, nhẹ, dài và đủ cứng nó sẽ là vật vô cùng đắc lực khi bạn di chuyể trong đầm lầy.

Để đảm bảo an toàn tránh đầm lầy hãy đi men theo vùng đất có cây to. Nếu gặp vùng cỏ rậm hãy bước lên những bụi cỏ mà đi vừa khô ráo vừa an toàn. Nếu phát hiện vùng cỏcó hiện tượng lún xuống hoặc chuyển động hãy dừng lại kiểm tra.

Những khu vực cực kỳ bẳng phảng có rêu mọc phía trên có thể là đầm lầy. Chẳng cần phải thử, hãy đi vòng qua nó.

Trong vùng đầm lầy tối tăm nếu không thấy mặt trời hay các cột mốc để định hướng. Bạn có thể định hướng bằng hướng gió, bốc một nắm cát hoặc cỏ, thả nó theo chiều gió và xác định góc độ hướng di chuyển của mình với hướng gió. Điều này cần phải làm liên tục.

Nếu di chuyển theo nhóm hãy dùng sợi dây thừng buộc các thành viên lại với nhau điều này hoàn toàn không thừa thãi.

Bên cạnh đó tuyệt đối không di chuyển trong vùng đầm lầy vào ban đêm, lúc trời mưa to, sương mù. Tuyệt đối không uống nước trong đầm lầy do có nhiều mần bệnh, chất độc, vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Nên uống nước mưa, nước từ các nguồn có dòng chảy mạnh, nước được hứng từ các tán lá to.

Ngoài việc di chuyển an toàn trong đầm lầy bạn cần phải tự tạo cho mình một nơi trú ẩn vững chãi và đánh dấu tạo cho mình những con đường bằng các tấm ván, thân cây, cành cây,…tránh đi lòng vòng.

Trên đây là những kiến thức vô cùng bổ ích hi vọng bài viết này sẽ giúp ích các bạn trong chuyến đi khám phá tự nhiên và bảo vệ bản thân thoát khỏi nguy hiểm.

Suckhoecuocsong.vn/Theo GenK

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?