Kỹ năng sơ cứu người bị điện giật trong mùa mưa bão
Kỹ năng sơ cứu người bị điện giật trong mùa mưa bão - Suckhoecuocsong.vn
Cần sơ cứu như thế nào khi phát hiện người bị điện giật trong mùa mưa bão, ngập lụt thoát khỏi nguy hiểm?
Trong mùa mưa bão, ngập lụt kéo dài không chỉ gây sạt lở đất, lũ quét mà còn gây ra các sự cố lưới điện nên các trường hợp bị tai nạn điện rất dễ xảy ra gây thiệt hại về người, tài sản nhất lớn.
Sự cố điện xảy ra do nhiều yếu tố như nghiêng và đổ cột điện, đứt dây dẫn điện, cháy nổ các thiết bị điện, nước lũ hoặc sạt lở đất cuốn trôi các cột điện, nước ngập cột điện,… hay trong các cơn giông lốc kèm theo gió bão cuốn các biển quảng cáo, mái tôn, rơm, rạ cuốn vào dây dẫn điện, sấm sét đánh vào đường dây điện, trụ điện gây các sự cố điện. Nếu người dân sơ ý đi vào nơi có lưới điện bị sự cố có thể bị tai nạn điện giật
Khi bị điện giật có thể khiến nạn nhân bị bắn ra xa vài mét gây chấn thương hoặc người bị điện giật có thể dính chặt vào nơi bị truyền điện. Lúc này người bị điện giật có thể bị:
+ Ngưng tim phổi
+ Bỏng do giật điện, các vết bỏng không đau, không chảy máu, không chảy nước, không làm mủ, nơi đi vào thường có ranh giới rõ hình tròn hoặc oval, gây bỏng sâu, khó đánh giá khi nhìn từ bên ngoài
+ Gãy xương, chấn thương ở đầu, cột sống
Hướng dẫn kỹ năng xử lý khi người bị điện giật
Phát hiện người bị điện giật hãy ngay lập tức ngắt thiết bị điện hoặc rút phích cắm, cầu chì…Sử dụng gậy gỗ khô, ván gỗ, cây nhựa không tuyệt đối không sử dụng cành cây tươi, cây bị ướt để tách nạn nhân ra khỏi dòng điện
Trong trường hợp không thể tắt được nguồn điện khi phát hiện người bị điện giật cần mang dép hoặc giày, sử dụng vật không truyền điện để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Trong quá trình này tuyệt đối không được sử dụng tay chân trần hay các vật dụng bằng kim loại để chạm vào người nạn nhân
Kỹ năng sơ cứu người bị điện giật
Sau khi tách ra khỏi nguồn điện và đưa tới vị trí an toàn, tránh xa khu vực bị ngập nước, di chuyển đến nơi khô ráo, hãy lập tức sơ cứu nạn nhân bị điện giật bằng các bước sau:
Bước 1: Đặt nạn nhân ở tư thế nằm thoải mái, đầu thấp, thoáng khí, không nên để người bị điện giật bị lạnh, nhiễm nước lạnh xung quanh, hãy lấy vải sạch, khô ráo phủ lên người nạn nhân giúp giữ ấm cơ thể.
Bước 2: Kiểm tra mức độ chấn thương và kiểm tra xem nạn nhân còn tỉnh táo không có thể gọi tên, chờ xem nạn nhân có trả lời, phản ứng lại hay không.
Bước 3: Nếu bị hôn mê hãy tiến hành mở đường thở bằng cách nâng cằm và ngửa đầu ra sau.
Bước 4: Thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc ép tim ngoài lồng ngực nếu nạn nhân không thở, sờ vào không có mạch
Bước 5: Nếu nạn nhân tỉnh táo và bỏng nhẹ, hãy rửa vết bỏng dưới vòi nước mát. Nếu vết thương bị chảy máu, hãy sử dụng băng gạc đắp lên để cầm máu. Nếu bị tổn thương nặng thì cần gọi cấp cứu và chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời và tránh di chứng nặng về sau.
Những người bị điện giật sau khi sơ cứu, tỉnh táo trở lại thì vẫn phải đưa đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe
Để phòng tai nạn điện giật trong mùa mưa bão
+ Trước mùa mưa bão hoặc trước những cơn bão đổ bộ vào đất liền cần chủ động kiểm tra hệ thống điện của gia đình mình, xung quanh khu vực mình sinh sống, nếu có gì bất thường phải báo cho cơ quan điện lực biết để sửa chữa kịp thời.
+ Không cắm thẳng dây điện vào ổ điện mà phải dùng phích cắm.
+ Trường hợp nhà bị ngập nước mà không cắt được điện thì phải đứng trên các nơi chưa bị ngập, gọi điện hoặc kêu cứu để mọi người báo cơ quan điện lực cắt điện.
+ Khi thấy dây dẫn điện bị đứt, các thiết bị điện bị đổ hoặc thấy nguy cơ mất an toàn thì không lại gần.
+ Lau tay khô ráo khi chạm vào dây dẫn hoặc thiết bị điện.
+ Khi rút phích cắm điện phải nắm vào phần vỏ nhựa của thân phích cắm, không được nắm vào dây dẫn điện.
+ Khi có dông bão, mọi người phải tránh xa các bộ phận công trình điện mà đặc biệt là không đứng dưới đường dây dẫn điện cao áp.
+ Lắp đặt cầu chì, cầu dao, ổ điện... ở nơi khô ráo, tiện sử dụng, cách sàn nhà 1,4m để tránh xa tầm tay trẻ em.
+ Tuyệt đối không tự ý lội trong nhà dọn đồ đạc sẽ bị điện rò trong nước gây tai nạn chết người. Các thiết bị điện bị ngấm nước lũ phải để khô mới được sử dụng.
+ Không đứng nơi ẩm ướt để đóng cắt điện.
+ Nếu thấy hiện tượng như: dây điện đứt rơi xuống, cây đổ hoặc cành cây gãy đè vào đường dây, trạm điện, cột điện đổ, sứ vỡ, điện bị rò, nước ngập sát tủ điện trạm biến áp; nổ hoặc cháy cáp ngầm, đường dây hay trạm điện… thì hãy tránh xa, báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời có biện pháp xử lý khắc phục.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau