Kỹ năng di chuyển an toàn vùng băng tuyết
Mặc dù sinh sống tại đất nước không có băng tuyết nhưng dù thế bạn đừng bỏ qua bài viết này. Có thể một ngày nào đó bạn đi du lịch khám phá vùng đất mới có băng tuyết lạnh giá. Làm thế nào để di chuyển an toàn vùng băng tuyết lạnh giá.
Kỹ năng di chuyển an toàn trên băng
Dù ngay cả khi thời tiết rất lạnh, băng đóng rất cứng nhưng không ai có thể chắc chắn rằng di chuyển trên băng an toàn. Có thể dưới lớp băng cứng đó là một dòng sông, dòng suối đang cuồn cuộn chảy làm cho lớp băng tan dần phía dưới và trở lên nguy hiểm. Khi lạc vào trong vùng đồi núi ngập tràn băng tuyết bốn phía bạn cũng không thể xác định được vị trí của mình đứng liệu có dòng sông băng tồn tại hay không.
Để kiểm tra độ dày mỏng của bạn có an toàn cho bạn hãy không hãy thử chọc thủng một lỗ hay dùng đá lớn ném trên bề mặt băng.
Nếu như lớp băng mỏng hơn 5cm thì rất nguy hiểm nếu bạn đi qua lớp băng này. Nếu lớp băng dày khoảng 10cm thích hợp cho việc câu cá và trượt băng
Nếu lớp băng khoảng 20cm thì có thể thích hợp có xe trợt băng di chuyển qua
Nếu lớp băng dày khoảng 20-30cm thì thích hợp cho việc di chuyển cho xe hơi, xe bán tải.
Tuy nhiên còn tuỳ thụôc vào loại băng tuyết, quá trình hình thành, tan rã, tái hình thành… bao nhiêu lần
Khi di chuyển trên băng bạn cầm nằm ngang một cây sào dài. Cây sào dài này có tác dụng cứu bạn nếu bạn gặp phải trường hợp băng bị vỡ khiến bạn bị lọt xuống hố băng lạnh giá, kiểm tra độ cứng, độ dày của lớp băng.
Bạn hãy lưu ý, có một loại băng xốp còn được gọi là candle ice vô cùng nguy hiểm bởi loại băng này trông rất chắc chắn nhưng thực chất chúng lại rất dễ vỡ.
Lựa chọn giày đi tuyết
Trước mỗi chuyến đi đến nơi có băng tuyết hãy trang bị đôi giầy đặc biệt để đi trên tuyết. Một số loại giầy thường được dùng khi di chuyển trên tuyết như: kiểu giầy chân gấu (Bearpaw), kiểu Maine, kiểu Michigan, kiểu Alaska.
Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó mà bạn không có những đôi giày đi tuyết đừng lo hãy tự trang bị cho mình đôi giày tuyết từ những nguyên liệu xung quanh bạn:
Chế tạo giày đi tuyết từ nhánh cây: Nếu xung quanh bạn đứng có cây thông, thường xuân hãy chặt cành cây xuống có đủ cành lá và cột lại với nhau. Dùng dây buộc vào chân các bạn, gốc hướng về phía trước.
Chế tạo giày đi tuyết từ cành cây tươi: Cách khách bạn có thể dùng cành cây còn tươi, loại bỏ hết lá và hơ qua lửa để khi uốn không bị gãy. Khi uốn hãy uốn cong theo hình bên, cột thêm vài cây ngang rồi dùng các loại dây mà bạn có để đan căng khung.
Chế tạo giày đi tuyết bằng cành cây kiểu Canada: Hãy chọn 6 cành cây dài bằng chiều cao của các bạn. Phần gốc có đường kính cỡ 2cm, phần ngọn cỡ 0.8cm. Cắt thêm 6 đoạn cây dài khoảng 25cm, đường kính 2 cm. Bụôc gốc của 6 cây dài vào một cây ngắn, cắt bỏ những phần thừa. Bụôc 3 cây ngắn ở khoảng giữa của giầy đi tuyết (nơi đặt bàn chân). Tiếp đến, buộc 2 cây ngắn nơi đặt gót chân. Cuối cùng buộc túm các đầu cây lại với nhau.
Cách di chuyển với giày đi tuyết
Tuyết rất mềm do đó khi di chuyển trên tuyết hãy bước tới một cách vững chãi, cho giầy ngập vào trong tuyết và nghiêng người lắc nhẹ để tạo nền chắc chắn trước khi rút chân kia lên để bước tiếp theo.
Khi đi xuống dốc hãy chắc chắn là các mối dây buộc ở chân không lỏng hoặc tuột. Nếu không, bàn chân của các bạn sẽ bị trượt trên những thanh ngang và đổ nhào về phía trước.
Trước khi xuống dốc hãy dành chút thời gian nghiên cứu địa hình tổng thể đường đi xuống dốc. Nếu thấy đường đi quá dốc bạn có thể di chuyển theo kiểu zíc zắc để an toàn, tránh bị ngã do trơn tượt. Nếu tuyết đủ chắc bạn có thể đặt một chân trước một chân sau và ngồi trên giầy để trượt xuống.
Khi đi lên dốc hãy gậy, cành cây chắc chắn để trợ giúp chúng ta khi leo lên những đoạn dốc, giúp tiết kiệm sức lực.
Điều lưu ý khác các bạn cần nhớ chính là không được di chuyển khi sắp có một cơn bão tố kéo tới
Hướng dẫn cách sử dụng rìu leo băng
Rìu leo băng là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bạn khi cần di chuyển trên những đoạn dốc đóng băng nhưng bạn có thể gặp nguy hiểm với rìu nếu dùng sai cách.
Nếu khi xuống dốc hãy dùng hãy dùng rìu leo băng như một cái phanh hay bánh lái. Khi trượt, cong các ngón chân lên, sức nặng của cơ thể nằm ở giữa hai bàn chân, thân hình cong về phía trước.
Hai tay chịu cho đầu nhọn cán rìu cắm vào băng. Để dừng lại, các bạn nên trượt ngang vào bờ dốc của sườn đồi. Không nên trượt xuống một vùng mà các bạn không thể tìm thấy nơi dừng chân, vì như thế, các bạn có thể bị lao xuống vực.
Nếu chẳng may bị ngã hay trượt xuống triền dốc: Lúc này hãy cặp cán rìu vào nách dọc theo hông và cày lưỡi rìu vào trong băng để làm cho tốc độ trượt bị chậm lại, khi đó các bạn có thể kiểm soát được cú trượt của mình, vừa tránh va đập với đá, cây lớn trong rừng.
Ngoài ra trước mỗi chuyến đi bạn có thể trang bị thêm: khoan băng, đế giày đinh bám băng, dọc đóng trên tuyết.
Cách leo trên băng an toàn
Khi di chuyển trong rừng băng tuyết sẽ có lúc bạn sẽ phải leo qua con dốc cao toàn băng. Nếu không có cọc hay piton, các bạn có thể dùng rìu leo băng thay thế. Nếu có sẵn piton hãy cắt một vết lõm nằm ngang trên sường băng. Dẹp bỏ tất cả những băng vỡ. Sửa lại cạnh gò bằng cho tròn. Dùng khoan dùi lỗ để cắm một piton theo hướng thẳng đứng cho ngập đến khoen, dây trì kéo phải cùng góc cắm của piton. Nếu vị trí đặt piton có vẻ yếu, hãy nhổ lên và chọn vị trí mới. Do cọc đóng xong thời gian sử dụng được rất ngắn vì thế hãy phủ chúng bằng những mảnh băng vụn và kiểm tra thường xuyên.
Những nguy hiểm tiềm ẩn khi di chuyển trên băng tuyết
Khi di chuyển trên địa hình vùng núi đôi khi bạn sẽ gặp phải những nguy hiểm rình rập ảnh hưởng đến tính mạng bạn như: khe nứt, thác băng, gấu, báo tuyết,…. Để đảm bảo an toàn hãy tìm hiểu thật kỹ địa hình trước chuyến đi, hãy đi cùng người hướng dẫn có kinh nghiệm, giày đi tuyết, kỹ năng neo dốc, sử dụng rìu an toàn bạn nên trang bị thêm găng tay, giầy mùa đông, áo khoác ấm, túi ngủ, bật lửa, thức ăn dự trữ,…
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau