Kính thị lực ảo: cần cân nhắc khi sử dụng cho trẻ em?
Kính thị lực ảo cần cân nhắc khi sử dụng cho trẻ em?
Công nghệ phát triển ngày càng hiện đại đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều trò chơi công nghệ cho các bé (không giới hạn độ tuổi) sử dụng kính thực tế ảo trên cabin để đi vào thế giới huyền ảo, thậm chí nhiều cửa hàng bán điện thoại di động cũng xuất hiện loại kính này dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn về thị lực ở mắt trẻ.
Tác dụng của kính thực tế ảo
Kính thực tế ảo là công cụ cho phép người sử dụng trải nghiệm công nghệ thực tế ảo (VR-Virtual Reality) bao gồm các nội dung như hình ảnh, video, trò chơi... ngay trên điện thoại thông minh.
Khi đeo kính, người dùng có cảm giác như mình đang ở trong khung cảnh, được nhìn và tương tác. Có khi là một trận chiến ảo, thế giới dưới nước hay khoảng không vũ trụ. Các ứng dụng và bộ dụng cụ đeo trán tích hợp không gian 3 chiều (3D).
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là ảnh hưởng của VR trên mắt như thế nào? Có gây tác hại gì không?
Người lớn đeo cũng khó chịu
Anh Nguyễn Tuấn Anh (25 tuổi, TP.HCM) cho biết: “Mình đã từng dùng loại kính thực tế ảo VR. Dù kính có nhiều tiêu cự khác nhau có thể điều chỉnh để phù hợp với mắt của từng người nhưng đeo xong mình cảm thấy khá mệt”.
Cụ thể khi đeo, toàn bộ kính sẽ bao trùm cả phần mắt bọc sang tới sau đầu nên không có một chút ánh sáng nào lọt vào được. Thêm nữa do các video, hình ảnh, game được thiết kế đặc thù để thể hiện trong môi trường của kính thực tế ảo VR nên chúng có màu sắc rất bắt mắt. Dù kính “bám” chặt vào đầu, khó xê dịch làm hình ảnh ổn định nhưng khi mới đeo sẽ cảm thấy rất khó chịu vì chưa quen với việc xem hình ảnh trong không gian hoàn toàn tối. Ngoài ra, mắt sẽ bị chói sáng giống như cảm giác nhà đang mất điện, mắt đang quen với bóng tối thì bỗng đèn bừng sáng. Thỉnh thoảng mình còn thấy hơi chóng mặt.
Tương tự, bạn Minh Thông (sinh viên ĐH Công nghệ TP.HCM) sau một lần mượn đeo kính thực tế ảo cho biết mình bị nổi mẩn đỏ khắp vùng da mà kính tiếp xúc. Em cho rằng chất liệu làm kính đã khiến mình bị dị ứng.
Một người dân đang xem kính thực tế ảo - Ảnh: HỮU THUẬN
Có nên cho trẻ em sử dụng?
TS.BS CKII Trịnh Thị Bích Ngọc - nguyên phó giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội cho rằng bản chất của kính thực tế ảo là kích thích chức năng phù thị - chức năng tiếp nhận hình ảnh của mắt hoạt động nhiều hơn. Cùng sử dụng loại kính này nhưng với những người bị nhược thị thì hiệu ứng hình ảnh 3D sống động sẽ giảm đi nhiều, thậm chí là không thấy được hiệu ứng 3D.
Về góc độ bảo vệ mắt, chỉ với hình thức xem truyền hình trên tivi thì khoảng cách an toàn giúp mắt khỏe là phải từ 3m trở lên và không được xem liên tục hơn 1 giờ.
Với việc sử dụng kính thực tế ảo thì thời gian này càng phải rút ngắn vì 45 phút - 1 giờ là ngưỡng mắt hoạt động nhiều gây hiện tượng mỏi, khả năng điều tiết của mắt sớm cạn kiệt, mắt cần được nghỉ ngơi, thư giãn nếu không sẽ dễ bị tật khúc xạ.
Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh cần thật sự cân nhắc khi cho trẻ sử dụng loại kính này vì mắt trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện các chức năng. Mỗi ngày, mắt trẻ đã phải điều tiết rất nhiều cho việc học tập, khám phá thế giới xung quanh, xem truyền hình... nay lại phải điều tiết nhiều để xem hình ảnh trong kính thì dễ khiến mắt quá tải.
Ở thời điểm hiện tại, mặc dù chưa có những nghiên cứu chính thống nào về những ảnh hưởng của loại kính này đến mắt người, đặc biệt là mắt trẻ, tuy nhiên tốt nhất phụ huynh hạn chế cho trẻ sử dụng bởi thị trường có rất nhiều loại kính kiểu này với nhiều nơi sản xuất khác nhau, có sản phẩm có giá từ vài chục triệu đồng đến sản phẩm chỉ có giá vài trăm nghìn đồng nên khó tránh được việc sử dụng kính kém chất lượng và nguy hại, dễ gây ra các bệnh về mắt.
Giới hạn độ tuổi & khuyến cáo
Theo Reena Mukamal, Eyehealth, AAO, hầu hết các thiết bị VR được sản xuất trên thế giới đều nêu rõ không thích hợp với trẻ dưới 12 hoặc 13 tuổi. Nguyên nhân do dùng thiết bị VR hay bất cứ thiết bị kỹ thuật số nào nếu trong thời gian dài đều gây mệt mỏi và khó chịu cho mắt bởi vì người dùng có khuynh hướng chớp mắt ít đi so với các hoạt động bằng mắt khác. Điều này gây ra cảm giác khô mắt và mỏi mắt.
Ngoài ra, người dùng sẽ chóng mặt và cảm giác say chuyển động vì nhìn một hình ảnh liên quan đến chuyển động sẽ mang đến bộ não một tín hiệu thị giác không đổi, não ghi nhận liên tục trong quá trình chuyển động thực. Điều này giải thích tại sao khi dùng VR hay dẫn tới chóng mặt đặc biệt với người hay say tàu xe, say sóng, say tàu thuyền thì cũng có nguy cơ mắc chứng say “thực tế ảo”.
Không chỉ vậy, nếu ai đó bị nhược thị (chứng thị lực hai mắt không bằng nhau) hoặc mắt bị lác hoặc một vài bệnh lý khác sẽ dẫn tới mất khả năng hội tụ và nhận cảm chiều sâu, không thể có cảm nhận 3 chiều, sẽ không thể trải nghiệm hiệu ứng 3D hay dùng công nghệ VR. Điều này không có nghĩa là rối loạn thị giác đó gây ra bởi công nghệ VR. Tuy nhiên, trẻ em hay người lớn có những rối loạn trên sẽ hay bị đau đầu, mỏi mắt khi dùng bộ VR.
Kính thị lực ảo cần cân nhắc khi sử dụng cho trẻ em?
BS Hoàng Cương - Bệnh viện Mắt trung ương
Các tin khác
-
Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cần phải làm gì?
Khi bị loạn khuẩn đường ruột khiến cho hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Để giúp trẻ khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh đường ruột, hệ tiêu hóa khỏe mạnh chúng ta nên áp dụng các bí quyết dưới đây. -
Bổ sung men vi sinh cho trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột như thế nào
Men vi sinh đóng vai trò quan trọng cho hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Nhưng khi bổ sung men vi sinh cho trẻ như thế nào mới đúng, nên dùng trong bao lâu? -
Cách phòng ngừa mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu chúng ta biết cách xây dựng lối sống khoa học, bổ sung các chất dinh dưỡng đúng cách. -
Nguyên nhân gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân nào gây mất cân bằng hệ sinh đường ruột ở trẻ? -
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ có nguy hiểm không
Vi sinh vật đường ruột ở trẻ bị mất cân bằng gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ, nếu không được phát hiện sớm sẽ gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của trẻ. -
Lợi ích từ việc chỉnh nha sớm cho trẻ
Các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa hiện nay đã khuyến cáo nên chỉnh nha cho trẻ ngay từ sớm. Bởi nó sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ về sau này. -
Cách bảo vệ trẻ khi đến công viên nước trong mùa hè
Công viên nước vào mùa hè là địa điểm lý tưởng của nhiều gia đình có trẻ nhỏ. Nhưng để bảo vệ sức khỏe, an toàn của trẻ nhỏ khi đến công việc các bậc cha mẹ hãy ghi nhớ những điều cực kỳ quan trọng sau đây. -
Cẩn trọng nhiễm trùng do nhọt ở trẻ mùa nắng nóng
Mùa hè nắng nóng nhiều trẻ gặp tình trạng nổi mụn nhọt trên da gây đau đớn, khó chịu. Nếu không biết cách chăm sóc sẽ dẫn đến nhiễm trùng gây nguy hiểm cho sức khở của trẻ nhỏ. -
Trị ho cho trẻ tránh những sai lầm khiến tình trạng nặng hơn
Thời tiết thay đổi thất thường khiến nhiều trẻ bị ho kéo dài. Nhằm giúp con trẻ giảm tình trạng ho nhiều các bậc cha mẹ áp dụng nhiều cách nhưng tình trạng ho vẫn không thuyên giảm thậm chí trở nên nặng hơn -
Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ nhỏ cần đặc biệt chú ý
Đột quỵ ở trẻ nhỏ được coi là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ nhỏ, thường chỉ xuất hiện ở một nhóm nguy cơ cao. Nhưng thời gian gần đây có một số trường bệnh nhi bị đột quy, nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng.