Kinh nghiệm sơ cứu khi bị ong bắp cày đốt
Ong bắp cày thuộc các chi Vespa và Provespa có tên gọi khác là Ong vò vẽ, Ong bò, Ong bò vẽ, Ong bồ vẽ, Ong vẽ, Ong vàng, Ong nghệ, chúng phân bố ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam. Loài ong này có hình dạng độc đáo, phần bụng, ngực được kết nối với nhau bằng một vòng eo siêu nhỏ. Ong bắp cày thường có màu vàng đậm rực rỡ xen kẽ với màu nâu hoặc có cả loại ong bắp cày xanh kim loại, có loài còn có màu đỏ tươi, ong bắp cày đen khá đa dạng. Ong bắp cày là loài hung dữ và hay tấn công người. Nọc độc của loài ông này sẽ tấn công vào hệ thần kinh, đe họa tính mạng nếu không được sơ cứu, điều trị kịp thời.
Ngòi của ong bắp cày tiêm một loại nọc độc đặc biệt mạnh có chứa Mastoparan-M. Chúng là những peptide tiêu tế bào có thể gây tổn thương mô bằng cách kích thích hoạt động của phospholipase. Khi bị ong bắp cày đốt chúng ta sẽ cảm nhận giống như một chiếc đinh đâm vào chân, ngoài ra chúng có thể phun nọc độc vào mắt người trong một số trường hợp nhất định khi chúng cảm thấy bị nguy hiểm. Vị trí ong đốt thường bị sưng nhẹ, đỏ, xuất hiện cảm giác ngứa sau đó triệu chứng nặng dần, sưng phù, cảm giác nhức nhối. Vết sưng trên da do ong bắp cày đốt có thể hết sau vài ngày đến vài tuần.
Nếu ong đốt ở nhiều vị trí, nhất là ở đầu, mặt, cổ hoặc loài ong có độc tính cao sẽ dễ gặp biến chứng nặng cho cơ thể như: phù mặt, nổi ban đỏ, ngứa toàn thân, khó thở, suy hô hấp, tụt huyết áp, hôn mê, sốc phản vệ,…
Thậm chí, nếu nặng người bị ong đốt có thể tổn thương thận cấp với triệu chứng nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu. Những trường hợp như trẻ em và người có tuổi do sức đề kháng, chịu đựng kém, người có mẫn cảm với phấn hoa hoặc dị ứng với chất độc của loại ong đốt có thể bị nặng hơn
Các mức độ phản ứng của cơ thể khi bị ong bắp cày đốt
Cơ thể mỗi người có phản ứng khác nhau khi bị ong đốt
Mức độ1
Phản ứng tại vị trí đốt như sưng, đỏ, ngứa, nhức,… có thể biến mất sau vài giờ mà không cần điều trị.
Mức độ 2
Phù mạch, nổi mày đay toàn thân.
Mức độ 3
Co thắt phế quản.
Mức độ 4
Sốc phản vệ, hạ huyết áp, tổn thương nhiều cơ quan.
Trường hợp với trẻ em khi bị ong đốt có phản ứng dị ứng ở mức độ 1 và 2 không có chỉ định điều trị giải độc của ong.
Với người lớn, từ mức độ 2 đã có chỉ định điều trị giải nọc độc. Phương pháp này cho hiệu quả bảo vệ đến 80% người bệnh. Với bệnh nhân bị ong đốt có các triệu chứng dị ứng ở mức độ 3 – 4 cần được cấp cứu ngay bằng tiêm adrenalin. Nếu triệu chứng không cải thiện, cần tiêm nhắc lại sau mỗi 8-10 phút.
Tường hợp có triệu chứng của sốc phản vệ sau khi bị ong đốt, cần được xử trí như điều trị sốc phản vệ do các nguyên nhân khác. Sốc phản vệ do ong đốt xảy ra khi nạn nhân có cơ địa quá nhạy cảm với nọc ong, gây ra phản ứng toàn thân.
Hướng dẫn xử trí sơ cứu ong đốt đúng chuẩn nhất
Bước 1: Khi phát hiện người bị ong bắp cày đốt hãy nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực bị ong đốt, đặt nạn nhân nằm yên, tránh cử động để hạn chế nọc độc của ong lan truyền trong cơ thể
Bước 2: Kim và túi chưa nọc độc của ong thường sẽ ghim lại ở trị trí đốt trên da. Nếu vòi chích nổi lên bề mặt da, dùng nhíp gắp nhẹ lấy kim ra. Tuyệt đối tránh dùng day chà xát, khều, đè lên vết ong chít bởi bởi mũi kim dính vào da có kèm theo túi chứa nọc độc sẽ tiếp tục bơm chất độc vào cơ thể
Bước 3: Hãy nhann chóng lấy kim ra khỏi da càng nhanh càng tốt, tránh chất độc gây sưng, nhức nhối nghiêm trọng hơn.
Bước 4: Rửa vết ong đốt bằng xà phòng, nước sạch hoặc nước ấm, dung dịch sát trùng
Bước 5: Đắp khăn lạnh hoặc túi chườm đá lên vùng da bị ong bắp cày đốt để giảm sưng, giảm đau nhức khó chịu
Bước 6: Cho người bị ong chích uống nhiều nước giúp loại bỏ bớt độc tố. Sau khi sơ cứu, cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Tại cơ sở y tế, nếu người bị ong đốt có phản ứng nặng tại vị trí đốt, cho uống thuốc kháng histamin và corticosteroid theo chỉ định của bác sĩ.
Các trường hợp bị ong đốt cần đưa cấp cứu ngay lập tức tránh nguy hiểm đến sức khỏe
Người bị ong đốt rơi vào các tình huống này cần được đưa đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức:
+ Bị ong đốt ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhất là vùng đầu, mặt, cổ.
+ Xác định được loài ong đốt là ong bắp cày, ong vò vẽ,… bởi nọc của chúng có độc tố mạnh, gây biến chứng toàn thân. Càng để lâu, độc tố càng thấm sâu vào máu, gây nhức nhối, nguy hiểm cho sức khỏe
+ Người bị ong đốt xuất hiện triệu chứng khó thở, đau nhức nhiều, phù mặt, tiêu chảy, buồn nôn, chuột rút.
Làm thế nào để phòng ngừa ong đốt?
+ Tránh xa khu vực có nhiều ong sinh sống, không chọc phá tổ ong, không dùng tay để đuổi ong khi ong bám vào người.
+ Hạn chế đi vào khu vực có nhiều cây cối rậm rạp vì khó phát hiện ra tổ ong
+ Khi lấy tổ ong cần đảm bảo mặc đồ bảo hộ, tránh để lộ phần da ra bên ngoài.
+ Vệ sinh xung quanh nhà cửa thường xuyên để không tạo điều kiện cho ong làm tổ. Trường hợp nếu ong làm tổ, không nên chọc phá tổ ong.
+ Khi vào rừng, núi hay các khu vực có nhiều cây cối nên chọn trang phục che chắn tay chân, đi giày kín, đội mũ có màng che mặt để tránh va phải tổ ong và bị tấn công.
Các tin khác
-
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương. -
Bí quyết giúp uống rượu bia không say
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan. -
Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ
Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?