Kinh nghiệm giảm say máy bay cực hiệu quả
Say máy bay là tình trạng phổ biến nhiều người gặp phải trong hành trình di chuyển bằng máy bay. Nguyên nhân say máy bay là do đâu, dấu hiệu và cách xử lý khi bị say máy bay như thế nào?
Say máy bay, được biết đến là một loại say tàu xe, là tình trạng phổ biến xảy ra đối với nhiều người. Tình trạng này thường xảy ra khi đi máy bay và đặc biệt gặp ở những lần bay đầu do cơ thể chưa quen khi bị lắc lư theo chuyển động của máy bay.
Dấu hiệu nhận biết say máy bay
Khi ngồi trên máy bay nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như:
+ Chóng mặt, đầu óc choáng vàng
+ Cơ thể mệt mỏi
+ Buồn nôn, nôn mửa
+ Bụng khó chịu, xuất hiện cảm giác bồn chồn trong người
+ Cơ thể, đầu đau nhức
+ Người luôn trong trạng thái lâng lâng
+ Khó thở
+ Xuất hiện các cơn ớn lạnh, toát mồ hôi lạnh, da tái đi
+ Tăng tiết nước bọt, thở gấp
+ Khó tập trung
Nguyên nhân gây tình trạng say máy bay
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng say máy bay, có thể chúng ta gặp phải tình trạng say máy bay do một trong những nguyên nhân dưới đây:
+ Thay đổi áp suất không khí khi máy bay càng bay lên cao bởi khi máy bay càng lên cao, áp suất càng giảm, điều đó gây tác động tới tâm lý và sức khỏe của nhiều người gây tình trạng say máy bay
+ Máy bay rụng lắc trong quá trình di chuyển có thể khiến cơ thể gặp tình trạng chóng mặt, ù tai và buồn nôn.
+ Nhiều người gặp tình trạng tâm lý lo lắng, mệt mỏi, sợ say máy bay từ đó làm tăng nguy cơ say máy bay.
+ Do phản xạ của cơ thể bởi cơ thể của chúng ta rất dễ xuất hiện các phản ứng khi máy bay chuyển động. Nếu như mắt dễ thích ứng với các chuyển động thì tai và các bộ phận khác lại không từ đó xuất hiện các triệu chứng buồn nôn.
Bí quyết cải thiện tình trạng say máy bay
Khi bị say máy bay khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu có thể gây tâm lý lo sợ mỗi lần phải di chuyển bằng máy bay. Do đó, khi bị say máy bay có thể áp dụng các bí quyết hay dưới đây:
Trước khi chuẩn bị lên máy bay
+ Nên nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc trước khi bay, hạn chế thức khuya tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
+ Khi dạ dày rỗng có thể gây ra tình trạng nôn nao, chóng mặt khi đi máy bay. Do vậy chúng ta nên ăn nhẹ, tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, thực phẩm có chứa nhiều đường sẽ khiến tăng lượng adrenaline trong cơ thể, gây say.
+ Uống đủ nước, nếu khách bị khát nước sẽ khiến cơ thể dễ bị tác động khi áp suất không khí giảm và dẫn tới say máy bay. Tránh dùng bia rượu, đồ uống có cồn trước khi lên máy bay.
+ Có thể dùng thuốc chống say trước chuyến đi giúp hạn chế say hay chóng mặt sau khi đi máy bay. Sử dụng thuốc theo liều lượng khuyến cáo.
Khi lên máy bay
+ Nếu có thể hãy lựa chọn vị trí ngồi thích hợp, vị trí thích hợp nhất với người dễ bị say máy bay chính là phần thân máy bay, hai bên cánh máy bay hoặc ngồi cạnh cửa sổ để nhìn ngắm bầu trời
+ Có thể uống 1 cốc trà gừng để làm ấm cơ thể, giúp tinh thần thư thái, giảm chứng buồn nôn hoặc dùng dầu bạc hà hoặc kẹo bạc hà
+ Hãy giữ cho tâm lý thoải mái và thư giãn, thả lỏng cơ thể, giữ tâm lý bình tĩnh giúp hạn chế những cơn đau đầu hay buồn nôn.
+ Những người say xe nên hạn chế đọc khi đi máy bay, thay vào đó nên nghe nhạc thư giãn để tâm trạng được cân bằng.
+ Nhìn ra ngoài tại điểm cố định trên đường chân trời, hạn chế đổi hướng, chuyển động lên, xuống ở mức thấp nhất, giữ đầu của bạn cố định
Trong trường hợp bị buồn nôn khi trên máy bay chúng ta nên sử dụng các túi nôn trên máy bay bằng cách:
+ Luôn chú ý vị trí túi từ trước để tiện sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp
+ Dùng tay xé theo đường răng cưa phía trên miệng túi để có thể mở túi và sử dụng
+ Mở rộng miệng múi để dễ dàng khi sử dụng. Khóa miệng rúi bằng cách gập kín mép theo hướng dẫn tại các vị trí phía trên miệng túi sau khi đã sử dụng xong
+ Bỏ túi nôn vào thùng rác theo đúng quy định của phi hành đoàn trên máy bay.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau