Khổng Tử và những triết lý đỉnh cao: học theo sẽ không bao giờ thất bại

11/30/2023 11:41:00 AM
Khổng Phu Tử hay Khổng Tử (28 tháng 9 năm 551 TCN – 11 tháng 4 năm 479 TCN) là một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc, sinh sống vào thời Xuân Thu.

 

Khổng Tử và những triết lý đỉnh cao: học theo sẽ không bao giờ thất bại

Khổng Phu Tử hay Khổng Tử (28 tháng 9 năm 551 TCN – 11 tháng 4 năm 479 TCN) là một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc, sinh sống vào thời Xuân Thu. Theo truyền thống, ông được xem là nhà hiền triết Trung Quốc mẫu mực nhất. Ông là một trong Mười vị thánh trng lịch sử Trung Quốc. Hệ thống giáo lý triết học của Khổng Tử, Nho giáo, nhấn mạnh yếu tố đạo đức của mỗi cá nhân lẫn chính quyền, tính đúng đắn trong các mối quan hệ xã hội, sự công bằng, lòng nhân ái và tính chân thành. Dưới đây là những mẩu truyện và bài học triết lý thấm đẫm sâu sắc của ông.

Trong Luận ngữ, Khổng Tử có viết: “Phú dữ quý, thị nhân chi sở dục dã; bất dĩ kì đạo đắc chi, bất xử dã”. Có nghĩa là: Giàu sang và phú quý thì ai cũng thích, nhưng những người thật sự xuất sắc biết làm thế nào để thực sự đạt được nó. Việc sở hữu một số tiền nhất định và một địa vị trong xã hội không nghi ngờ gì chính là thước đo thành công trong cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên, nếu bạn không biết thì 20% dân số thế giới kiểm soát 80% số của cải mà con người làm ra. Khổng Tử tin rằng, một người có thể đứng ở đỉnh cao của kim tự tháp hay không phụ thuộc vào mức độ mà người đó yêu cầu với bản thân mình, và chính Khổng Tử là tấm gương to lớn cho điều này.

Khổng Tử học đàn

Vào thời Xuân Thu, ở nước Lỗ có một bậc thầy về âm nhạc tên là Sư Tương. Rất nhiều người ngưỡng mộ ông, trong đó có cả Khổng Tử. Năm 30 tuổi, Khổng Tử đã bái Sư Tương làm thầy dạy đàn của mình.

Khổng Tử học đàn rất chăm chỉ, ngay từ bản nhạc đầu tiên. Sau mười ngày không ngừng luyện tập, kỹ thuật chơi đàn của Khổng Tử từ không quen thuộc đã thành thạo. Sư Tương nghe Khổng Tử đàn xong khúc nhạc liền bảo: “Khúc nhạc này con đã rất thuần thục, có thể chuyển sang bản tiếp theo rồi”. Nghe xong, Khổng Tử đứng lên kính cẩn đáp: “Thưa thầy, con tuy đã quen với khúc nhạc này nhưng vẫn chưa nắm bắt được kĩ xảo của nó”. Vì thế, Khổng Tử vẫn tiếp tục luyện tập bản nhạc này như mọi khi.

Qua một đoạn thời gian, Sư Tương cảm thấy Khổng Tử đã đàn rất thành thạo, bèn nói với Khổng Tử: “Con đã nắm bắt được kỹ năng của bản nhạc này, nên chuyển sang học bản khác”. Khổng Tử ngẫm nghĩ một lúc rồi trả lời: “Mặc dù con đã thành thạo kỹ năng chơi đàn, nhưng vẫn chưa nắm bắt được tư tưởng và tình cảm của bài nhạc”.

Một ngày nọ, Sư Tương đến nhà của Khổng Tử, sau khi nghe Khổng Tử đàn, ông ngay lập tức bị mê hoặc bởi tiếng đàn phát ra. Tư Tương thở dài: “Con đã hiểu được tư tưởng và tình cảm chứa trong bản nhạc đó, chúng ta học từ khúc mới đi!”. Thế nhưng Khổng Tử lại nói: “Con vẫn chưa lĩnh hội được người sáng tác bản nhạc này là người như thế nào!”.

Thời gian cứ như thế lại trôi qua.

Một hôm, Khổng Tử hết sức vui mừng đến thưa với Sư Tương: “Thưa thầy, con đã hình dung được tác giả của khúc nhạc này là người như thế nào rồi ạ. Đó là người có khuôn mặt trang nghiêm cùng thân hình vạm vỡ, ánh mắt sâu sắc sáng ngời. Trong lòng người đó luôn có một suy nghĩ: “Lấy đức phục người, cảm hóa tứ phương. Người như vậy, ngoài Chu Văn Vương thì không thể là ai khác”.

Sư Tương hết sức kinh ngạc nói với ông: “Không sai, bản nhạc đó chính là của Chu Văn Vương. Sự chăm chỉ và nỗ lực của con thật tuyệt vời”.

Khổng Tử nổi tiếng là một người tài hoa, uyên bác. Trong bất cứ việc gì ông cũng đều hành động cẩn trọng, tìm hiểu tường tận gốc rễ, lĩnh hội từng chút một. Chính vì thế, ông mới có thể thấu hiểu, tường tận bể tri thức của thiên hạ.

Quả thật, yêu cầu của bạn đối với bản thân quyết định phần lớn việc bạn có thể đạt đến đỉnh cao của thành công hay không.

Yêu cầu của một người đối với bản thân càng cao thì khả năng thành công của người đó càng lớn. Ví dụ, trong công việc, nếu bạn đặt cho mình mục tiêu hoàn thành doanh số là 200.000, bạn có thể hoàn thành nó thì tất nhiên đây cũng đã là một thành công. Nhưng khi đem nó so sánh với những người có mục tiêu là 1 triệu, thì mục tiêu 200.000 của bạn vẫn còn khoảng cách rất xa.

Nếu bạn muốn đứng trên đỉnh cao thành công mà không phải ai cũng có thể đạt tới, bạn bắt buộc phải nghiêm khắc với chính bản thân. Nói một cách đơn giản hơn, hãy như Khổng Tử, yêu cầu cao với bản thân ngay từ những việc nhỏ nhất.

Một thánh nhân khác, Lão Tử cũng đã từng dạy rằng: “Nếu bạn kết thúc cẩn thận như khi bạn bắt đầu bạn sẽ không thất bại”. Trong nhiều trường hợp, điều quan trọng nhất không phải tính chất của sự việc như thế nào, mà là thái độ xử lý của chúng ta ra sao. Ngay từ những việc nhỏ nhặt nhất, nếu bạn không nghiêm túc với nó thì dần dần bạn cũng sẽ không thể làm tốt những việc lớn hơn.

Câu chuyện “Nồi cơm của Khổng Tử”

Một lần Đức Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ nước Lỗ sang nước Tề. Trong những người học trò xuất sắc, có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò ưu tú nhất của Khổng Tử. Trên đường đi, gặp đúng thời gian dân chúng đói kém, mất mùa, thầy trò trải qua vô vàn khó khăn, gian khổ. Khi sang đến đất Tề, thầy trò Khổng Tử được bà lão già biếu một ít gạo mới để nấu cơm. Đức Khổng Tử phân công Tử Lộ cùng các môn sinh vào rừng kiếm rau; việc thổi cơm giao cho Nhan Hồi - một đệ tử được thầy hết mực tin tưởng. Khi đang đọc sách ở nhà trên, Đức Khổng Tử bỗng nghe một tiếng “cộp” từ bếp vọng lên. Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống, ông thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm rồi cho vào tay và nắm lại thành nắm. Nhan Hồi đậy vung lại, nhìn trước ngó sau rồi lén đưa nắm cơm lên miệng. Thấy vậy, Khổng Tử cảm thấy thất vọng vô cùng, ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Trò yêu của ta lẽ nào lại ăn vụng thầy, vụng bạn thế sao? Còn đâu lễ nghĩa, đạo lý? Bao kỳ vọng đặt vào nó thế là đổ sông, đổ biển cả rồi!”.

Khi các đệ tử đã về đông đủ và cơm canh đã chuẩn bị xong. Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, vẫn một dạ theo thầy, yêu thương đùm bọc nhau. Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương, cha mẹ. Cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ, tiên tổ các con bảo có nên chăng? Ngoài Nhan Hồi ra, các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!”

Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?” Tất cả học trò không rõ ý thầy muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”

Khổng Tử hỏi: “Tại sao?"

Nhan Hồi thưa: “Dạ, khi mở vung ra để ghế cơm, chẳng may một cơn gió thổi vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi. Nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, nếu vứt đi thì anh em sẽ phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và các anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và các anh em. Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!”

Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử giật mình than rằng: “Trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Suýt chút nữa Khổng Tử này đã trở thành kẻ hồ đồ!”

Qua câu chuyện “Nồi cơm của Khổng Tử”, chúng ta nhận ra rằng có những việc tận mắt thấy, chính tai nghe, nhưng chưa chắc đã là sự thật. Khổng Tử được xem là bậc Thánh Nhân, có trí tuệ và cái nhìn thấu đáo, tuy vậy cũng có những lần sai lầm. Câu chuyện đã dạy chúng ta một bài học thấm thía về cách nhìn người, nhìn sự việc. Đừng vội vàng đánh giá người khác chỉ qua hành động bề ngoài, đừng nhìn nhận, đánh giá sự việc bằng con mắt tầm thường, phiến diện của kẻ phàm phu. Muốn thấu hiểu một việc, hãy nhìn bằng cái tâm, tìm hiểu thấu đáo, suy xét vấn đề một cách toàn diện với tâm bao dung và bình đẳng.

Khổng Tử luận đàm về đạo lý bắt ve

Một ngày nọ, Khổng Tử cùng các môn đệ chu du đến nước Sở. Khi đi ngang qua một khu rừng, Khổng Tử và các môn đệ gặp một ông lão gù lưng đang dùng gậy tre để bắt ve. Khi ông lão bắt ve, chỉ đơn giản giống như ông nhặt cái gì đó ở dưới đất lên; ông đơn giản không để sẩy con ve nào.

Khổng Tử đến gần và cúi đầu chào ông lão. Khổng Tử hỏi ông: “Tiên sinh, kỹ thuật bắt ve của tiên sinh thật thành thục, tiên sinh có đạo lý gì?”.

Ông lão ngước lên và trả lời: “Ta có đạo lý. Thời điểm tốt nhất để bắt ve là vào tháng Năm hoặc tháng Sáu. Khi không đúng thời điểm, đừng vội vàng mà phải kiên nhẫn; khi thời điểm đến, phải tận dụng đầy đủ và bắt được càng nhiều ve càng tốt, nếu không phải đợi sang năm.

Khi ta mới đầu bắt ve, ta chỉ bắt được giống như những người khác. Ta để sẩy thường xuyên. Sau đó ta quyết định tự rèn luyện. Ta đặt một viên bi nhỏ trên đầu gậy tre và đứng im giữ cây gậy để giữ cho viên bi không rơi xuống. Ta mất một vài tháng để làm điều này và cuối cùng ta có thể giữ được viên bi trên cây gậy.

Sau đó, gần như mỗi lần bắt ve ta đều bắt trúng, rồi ta quyết định đặt ba viên bi trên đầu gậy tre và tự rèn luyện mình giữ viên bi đúng vị trí. Khi ta có thể giữ được ba viên bi trên đầu gậy tre, tỷ lệ bắt trượt của ta còn ít hơn nữa.

Sau đó ta quyết định đặt năm viên bi trên gậy tre và lại rèn luyện bản thân giữ viên bi không rơi xuống. Sau khi ta có thể làm điều đó, việc bắt ve trở nên dễ như nhặt cái gì đó ở dưới đất lên vậy; ta không bắt trượt con nào cả”.

Khổng Tử khen ngợi: “Thật tuyệt vời!”

Ông lão tiếp tục: “Khi đang bắt ve, ta giữ cơ thể mình bất động như khúc gỗ. Ta giữ chặt cánh tay, cho dù trời đất rộng lớn ra sao, cho dù mọi thứ xung quanh thế nào, ta sẽ không thấy gì ngoài đôi cánh của con ve mà ta đang bắt. Ta sẽ không nhìn lại, không nghiêng người và sẽ không bận tâm đến bất kỳ phiền nhiễu nào. Ta chỉ hoàn toàn để tâm vào con ve; không gì khiến ta thay đổi sự chú ý của ta vào nó. Làm sao ta có thể bắt trượt con ve khi ở trong trạng thái như vậy?”.

Khổng Tử cảm thán không thôi; ông quay về phía các đệ tử và nói: “Dụng tâm chuyên nhất, tinh thần tập trung cao độ, sẽ có thể đạt đến cảnh giới thần kỳ. Vị lão nhân gù lưng này hoàn toàn đạt đến tầng thứ đó!”.

Khổng Tử nói tiếp: “Tất cả các trò đều ăn no mặc ấm, nhưng các trò cũng hiểu đạo lý này đúng không? Trước tiên phải buông bỏ truy cầu danh lợi quyền thế, thì mới có thể đạt đến cảnh giới đó”.

Đạo đối nhân

Một lần Khổng Tử bàn luận với các đệ tử của mình về đạo đối nhân.

Tử Lộ nói: “Người khác dùng thiện ý đối đãi với ta thì ta cũng dùng thiện ý đối đãi với họ; người khác không dùng thiện ý đối đãi với ta thì ta cũng không dùng thiện ý đối đãi với họ”.

Khổng Tử đáp: “Đây là cách đối xử của những dân tộc thiểu số không có đạo đức lễ nghĩa”.

Tử Cống nói: “Người khác dùng thiện ý đối đãi ta thì ta cũng dùng thiện ý đối đãi với họ, người khác không dùng thiện ý đối đãi ta thì ta sẽ dẫn dắt họ hướng thiện”.

Khổng Tử đáp: “Đây là cách ứng xử giữa bằng hữu với nhau”.

Nhan Hồi nói: “Người khác dùng thiện ý đối đãi với ta thì ta cũng dùng thiện ý đối đãi với họ, người khác không dùng thiện ý đối đãi với ta thì ta cũng dùng thiện ý đối đãi với họ, và hướng dẫn họ hướng thiện”.

Khổng Tử đánh giá rằng: “Đây là cách ứng xử nên có giữa những người thân. Nói rộng ra thì thành tâm đối đãi với người trong thiên hạ mới thực sự là hành thiện”.

Lời nói khi tiễn biệt

Một lần Tử Lộ đến để cáo biệt Khổng Tử trước khi lên đường đi xa.

Khổng Tử nói: “Con muốn ta tặng cho con một chiếc xe hay là tặng cho con vài lời?”

Tử Lộ nói: “Xin thầy cho con một vài lời”.

Khổng Tử nói: “Nếu không ngừng nỗ lực vươn lên thì không thể đạt được mục tiêu to lớn; không chăm chỉ làm tốt việc của mình thì không thể có được kết quả tốt; không đối xử chân thành với người khác mà so đo tính toán thì không thể thân cận với người ta; bản thân không coi trọng chữ tín thì không thể mong người khác giữ chữ tín với mình; không chân thành và khiêm tốn với người khác thì không thể phù hợp với lễ nghĩa. Nếu con có thể áp dụng năm điều này trong cách hành xử và làm việc thì có thể làm được lâu dài”.

Tử Lộ cảm ơn thầy đã chỉ giáo rồi lên đường.

Quả thật, được biết về một vĩ nhân như Khổng Tử và những triết lý của ông thực sự là điều đáng trân quý trong cuộc đời.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

  • Thiền, bí quyết chữa bệnh tự nhiên

    Thiền, bí quyết chữa bệnh tự nhiên

    Thiền cũng là một phương pháp chữa bệnh được lựa chọn. Tại sao thiền chỉ là ngồi một chỗ rồi hít thở mà hết được bệnh? Điều này thật khó tin, nhưng những giải thích dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào về tác dụng của thiền trong điều trị bệnh.
  • Sức mạnh của lòng khoan dung làm trái tim thức tỉnh

    Sức mạnh của lòng khoan dung làm trái tim thức tỉnh

    Victor Hugo – Nhà văn Pháp từng nói: “Trên thế giới thứ rộng lớn nhất là đại dương, nhưng thứ rộng lớn hơn lại là bầu trời, mà thứ còn rộng hơn cả bầu trời lại chính là lòng người.”
  • Phật dạy bí quyết chuyển hóa tâm thái tìm an lạc

    Phật dạy bí quyết chuyển hóa tâm thái tìm an lạc

    Cuộc sống như một chiếc thuyền lênh đênh trên biển lớn. Giữa những sóng gió, chúng ta dễ bị cuốn theo và đánh mất phương hướng
  • Những biến đổi trong cơ thể khi bước qua tuổi 50 nên biết

    Những biến đổi trong cơ thể khi bước qua tuổi 50 nên biết

    Bạn có biết rằng sau tuổi 50, quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra nhanh hơn so với các giai đoạn trước đó? Điều này lý giải tại sao chúng ta thường cảm thấy cơ thể mình thay đổi rõ rệt hơn trong giai đoạn này.
  • Hành thiện tích thiện đúng phương pháp sẽ nhiệm màu

    Hành thiện tích thiện đúng phương pháp sẽ nhiệm màu

    Từ xa xưa mọi người đều biết đến việc giao nhân lành gặt quả ngọt tuy nhiên thế nào là nhân lành, thế nào là chân thiện và giả thiện? thế nào là âm thiện, dương thiện? thế nào phải và chẳng phải? Thế nào là thiện lệch, thế nào là chính đáng?
  • Nỗi lo người già: 11 cách kiểm soát lo lắng để tuổi già an nhiên, hạnh phúc

    Nỗi lo người già: 11 cách kiểm soát lo lắng để tuổi già an nhiên, hạnh phúc

    Nhà văn Victor Hugo từng nói: "Tuổi già là một mùa thu thứ hai, nơi mà chúng ta có thể thu hoạch những gì mình đã gieo trồng". Để mùa thu thứ hai thật sự ý nghĩa, chúng ta cần biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình.
  • Đánh rơi sự bình yên Quý vị đánh mất điều gì?

    Đánh rơi sự bình yên Quý vị đánh mất điều gì?

    Trong cuộc sống hối hả, xô bồ, tìm kiếm sự bình yên trở thành một nhu cầu thiết yếu của mọi lứa tuổi. Thế nhưng, ngay cả khi đã có những phút giây tĩnh lặng, chúng ta vẫn dễ dàng để những suy nghĩ tiêu cực xâm chiếm và đánh mất đi sự an nhiên trong tâm hồn
  • Tư thế hoa sen (tư thế kiết già): 5 phút mỗi ngày cho sức khỏe vàng

    Tư thế hoa sen (tư thế kiết già): 5 phút mỗi ngày cho sức khỏe vàng

    Tư thế ngồi mang tên một loài hoa (còn gọi là Liên hoa tọa hoặc Padmasana) tượng trưng cho sức sống và vẻ đẹp thuần khiết của tâm linh, tư thế hoa sen, còn gọi là tư thế kiết già là một trong những tư thế ngồi thiền định tốt nhất trong vô số các tư thế khác nhau.
  • Cân bằng cảm xúc, làm chủ thân tâm

    Cân bằng cảm xúc, làm chủ thân tâm

    Khi suy nghĩ tích cực não bộ sẽ sản sinh ra hóc môn hạnh phúc endorphins có lợi cho sức khỏe tinh thần và các nội tạng cơ thể.
  • Thiền định: Hành trình níu giữ thanh xuân và sức khỏe

    Thiền định: Hành trình níu giữ thanh xuân và sức khỏe

    Từ thuở xa xưa, con người đã luôn khao khát trường thọ và giữ gìn vẻ đẹp thanh xuân. Giữa dòng chảy thời gian không ngừng, ai cũng mong muốn được níu giữ những khoảnh khắc tươi đẹp nhất của cuộc đời.