Hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm khi ô tô mất lái lao xe xuống nước
Khi di chuyển trên đường có rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra khiến tài xế trở tay không khịp gây thiệt hại về kinh kế thậm chí cả tính mạng. Người lái cần làm gì khi xe mất lái lao xuống nước để không gặp nguy hiểm?
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Đặt vị trí tay lái đúng kỹ thuật
Vị trí tay lái đúng trên vô lăng ở vị trí vị trí 9h và 3h. Đặt bị trí lái đúng không chỉ giúp người lái có cách đánh lái đúng mà trước khi xe rơi xuống nước, các va đập có thể kích hoạt hệ thống túi khí. Nếu đặt sai dụ ở vị trí 10h và 2h, khi túi khí nổ với tốc độ khá lớn sẽ làm bạn tự đập tay vào đầu mình (trong vòng 0,04 giây các bơm hơi sẽ làm phồng căng túi khí). Thay vì hoảng sợ, la hét hãy cố gắng giữ bình tĩnh, hít thở đều, tập trung tìm cách thoát ra ngoài.
Tháo dây an toàn:
Sau khi xe lao xuống nước việc đầu tiên chính là tháo dây bảo hiểm, quan tâm đến trẻ em, mở cửa sổ, thoát ra ngoài.
Lối thoát là cửa kính xe ô tô
Theo nghiên cứu tại Mỹ khi một chiếc ô tô bị rơi xuống nước, hệ thống điện còn hoạt động được khoảng tối đa 3 phút trước khi chìm hẳn. Lúc này hãy cố gắng mở cửa kính hoặc cửa sổ để thoát ra ngoài, đừng cố mở cửa ra vào vì áp lực nước khiến việc mở cửa khó khăn, nước vào được trong xe nhanh hơn, chiếc xe chìm xuống sâu nhanh hơn.
Búa chuyên dụng
Trường hợp hệ thống điện không thể mở cửa kính lập tức lấy vật nặng hoặc có đầu nhọn như khóa, giày cao gót, tuốc-nơ-vít, dùng gót chân, búa chuyên dụng. Nên đập cửa kính bên hoặc kính sau, vì kính lái luôn an toàn nhất với nhiều lớp kết dính bằng keo chuyên dụng nên khó vỡ hơn kính sau.
Trường hợp không thể phá vỡ cửa kính hãy cố gắng bình tĩnh, hít một hơi thật dài đợi mực nước đầy bên trong xe khi đó áp suất cân bằng giữa trong/ngoài hẵn mở cửa thoát ra ngoài.
Định hướng thoát ra khỏi xe
Nếu trong xe có trẻ em hãy cố gắng đưa trẻ em ra trước, nếu trẻ biết bơi hãy cố gắng đưa trẻ lên chỗ càng cao càng tốt nếu không hãy tìm kiếm xung quang vật có thể nổi được hãy cho trẻ bám vào trước khi ra ngoài sau đó hãy cố gắng ôm trẻ thoát ra ngoài ngoi lên mặt nước càng sớm càng tốt. Nếu không xác định được hướng hãy bơi về hướng có ánh sáng hoặc theo hướng có các bọt khí đang nổi lên.
Để chuyên đi an toàn thuận lợi hãy thật cẩn trọng khi lái xe, không lái xe trong tình trạng uống rượu bia, phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn để tránh không gặp phải trường hợp đáng tiếc. Chúc các bạn luôn lái xe an toàn và trang bị cho mình kiến thức kỹ năng thoát hiểm khi cần thiết.
Suckhoecuocsong.com.vn (TH)
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau