Hướng dẫn cha mẹ dạy trẻ thói quen ăn uống lành mạnh

3/10/2016 11:17:22 AM
Việc khuyến khích con trẻ, đặc biệt là lứa tuổi từ 3 – 5 ăn uống có lợi cho sức khỏe không phải lúc nào cũng dễ dàng đối với cha mẹ.

 

Việc khuyến khích con trẻ, đặc biệt là lứa tuổi từ 3 – 5 ăn uống có lợi cho sức khỏe không phải lúc nào cũng dễ dàng đối với cha mẹ. Đa số họ đều gặp khó khăn trong việc tạo niềm vui và thói quen ăn uống khoa học, khỏe mạnh cho con.

Một đứa bé trong độ tuổi từ 3 – 5 thường ăn ba bữa chính và hai bữa phụ mỗi ngày, cũng có một số bé ăn ít hơn mỗi bữa nhưng lại ăn thường xuyên hơn. Điều này là rất bình thường. Quan trọng bạn phải nhớ đó là mỗi người mỗi khác, nếu con bạn không ăn giống như bạn thì cũng không thành vấn đề. Hầu hết bé cần ăn mỗi bữa cách nhau khoảng 3 – 4 giờ, như thế thói quen ăn uống hàng ngày của bé sẽ dần dần được hình thành. Chậm 10 phút, cho dù là với một bữa ăn chính hay phụ đều có thể làm bé khó chịu vì đói. Lúc này là lúc bạn luống cuống và dễ phạm sai lầm trong việc chọn thức ăn để nhanh nhanh trấn an bé đang cáu kỉnh.

 

Sự tăng trưởng và phát triển của bé mới là thước đo quan trọng chứ không phải là số lượng thực phẩm bé ăn mỗi ngày. Hãy luôn nhớ rằng, thức ăn bạn chuẩn bị cho bé mới là điều đáng quan tâm. Chung quy lại, câu chuyện chỉ xoay quanh việc bạn cho bé ăn gì, và bé ăn những gì bạn cho. Nhưng làm thế nào để khuyến khích bé ăn ngon miệng những thực đơn lành mạnh và khoa học mà bạn thiết lập cho bé? Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn một vài phương pháp hỗ trợ các bé ăn uống tích cực một cách tự nguyện hơn, khi đó bạn sẽ không cần phải mệt mỏi hay đau đầu nghĩ ra đủ mọi trò để kích thích các bé ăn nữa.

1. Đừng thuyết giảng

Đa phần chúng ta đều ghét nghe mẹ thuyết giảng về những đứa trẻ chết đói trên thế giới và khoai tây chiên thì khủng khiếp thế nào… Trong lúc cố giải thích cho con về những nguy hại của thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói, bạn đừng cố ra vẻ như đang thuyết giảng. Điều đó hoàn toàn vô ích, bạn chỉ đang tạo cho trẻ cảm giác căng thẳng mỗi khi đến bữa ăn mà thôi.

2. Làm gương cho con

Trẻ em vốn tinh ý hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Vì vậy, nếu chúng thấy bạn luôn tích trữ bánh kẹo và đồ ngọt trong tủ thì chúng sẽ cho rằng những đồ ăn đó dùng để ăn hàng ngày. Đây là lí do tại sao bạn nên tích trữ trong tủ lạnh các loại trái cây, rau quả, đồ ít béo và ngũ cốc. Bằng cách này, trẻ sẽ có nhiều cơ hội hơn để ăn những đồ ăn tốt cho sức khỏe hơn. Nếu bạn không phải là một bà mẹ có thói quen ăn uống khoa học, hãy coi đây là cơ hội để đào tạo lại bản thân và giúp con học cách ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ.

3. Cùng con chọn lựa và nấu đồ ăn

  

Khi bạn đi chợ chọn đồ ăn, hãy cho con đi cùng và hướng dẫn con cách chọn các loại trái cây, rau quả. Sau đó, hãy cho bé có cơ hội cùng bạn chuẩn bị và chế biến thức ăn, chúng sẽ hiểu được cách làm nên những món ăn lành mạnh như thế nào. Đây là một cách tuyệt vời để bé thích thú với những món ăn ngon và bổ dưỡng. Nếu bé chưa thể làm được nhiều, bạn có thể yêu cầu thiên thần nhỏ phụ mình sắp xếp đồ ăn trên đĩa. Hãy để chúng tự do cho thêm những món ăn yêu thích vào món salad hoặc vài loại trái cây vào salad trái cây. Khi các con tham gia nhiều hơn vào việc nội trợ, các bé sẽ quan tâm nhiều hơn tới vần đề ăn uống.

4. Không sử dụng đồ ăn để thưởng, phạt hay “hối lộ” các bé

Nhiều cha mẹ thường “hối lộ” con bánh kẹo để chúng cư xử tốt hoặc phạt chúng không được ăn khi chúng không ngoan. Hãy cẩn thận vì đó đều là “bẫy” mà nhiều cha mẹ mắc phải khi nuôi dạy con. Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo rằng, hành động đó sẽ khuyến khích phát triển những quan điểm không tốt về thức ăn của trẻ.

Ví dụ như nếu bạn yêu cầu trẻ không được ăn tráng miệng trước khi chúng ăn hết phần rau của mình thì bé sẽ không thích ăn rau nữa. Thậm chí, việc sử dụng các đồ ăn mà trẻ thích làm phần thưởng cũng dẫn đến những nguy cơ về béo phì. Sẽ không sao nếu bạn đưa trẻ đi ăn kem sau khi bé chơi tốt một trò chơi nhưng đừng dùng kem làm động lực để chúng cố gắng hết sức chơi tốt trò đó.

5. Không cắt giảm đồ ăn

Khi bạn ăn kiêng, bạn cố gắng cắt giảm một vài loại đồ ăn nhưng việc đó lại kích thích bạn thèm món đó nhiều hơn. Cũng giống như ở trẻ, việc cấm chúng ăn một vài đồ ăn ở hiện tại có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa trong tương lai. Một chế độ ăn uống điều độ sẽ giúp trẻ có thiện cảm với nhiều loại thực phẩm hơn.

6. Cung cấp nhiều loại thực phẩm khác nhau 

Trẻ thường thích ăn hơn khi nghĩ rằng chúng có thể kiểm soát được đồ ăn. Bạn có thể giúp bé có những suy nghĩ tích cực đó bằng cách đưa ra nhiều lựa chọn cho trẻ. Ví dụ như cho bé chọn giữa ăn rau, hoa quả hay uống nước trái cây. Sau một thời gian, con bạn sẽ bắt đầu có những thói quen tốt trong ăn uống.

7. Cho trẻ làm quen với những món ăn mới khi chúng đói

Rất khó để cho trẻ ăn những món mới. Một ngày nọ, khi bạn tập cho con ăn món salad bó xôi ngon tuyệt cùng cà rốt và dưa chuột, trẻ có thể quay ngoắt đi và thể hiện cảm giác khó chịu trên mặt. Hãy đợi đến khi trẻ đói, và dọn những món ăn này lên, chắc chắn chúng sẽ ăn nó một cách ngon lành.

8. Uống nước lọc

Hãy dùng nước lọc là lựa chọn chính trong các bữa ăn, nước trái cây và nước ngọt chỉ nên dùng cho các dịp đặc biệt. Mặc dù nước trái cây có nhiều dinh dưỡng giá trị và mang đến nguồn năng lượng tập trung cho vận động, nuôi dưỡng cơ thể nhưng lại là thực phẩm có khá nhiều đường. Chính vì vậy, trẻ nên uống nước lọc trước tiên khi cảm thấy khát chứ không phải nước trái cây hay nước ngọt để tăng thêm lượng đường trong cơ thể.

9. Ăn chậm lại

 

Ở bất kỳ độ tuổi nào, ăn chậm là cách tốt nhất để kiểm soát cân nặng. Sẽ rất hay nếu bạn giúp trẻ hiểu rằng, cơ thể cần khoảng 20 phút để não nhận biết mình đang ăn gì. Mặc dù bạn mong muốn trẻ hoàn tất bữa ăn nhanh trong vài chục phút chứ không phải vài giờ, nhưng quan trọng hơn là có thể tập cho trẻ biết ăn từ tốn và nhai thức ăn đúng cách để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cùng sức khỏe cân bằng, dinh dưỡng.

10. Tập cho trẻ có thói quen vận động thể dục

Nếu bạn đang cố hướng trẻ vào một lối sống lành mạnh, hãy tập thói quen luyện tập thể dục cho trẻ. Cha mẹ làm gương cho trẻ là chìa khóa để thành công về mục tiêu này. Tóm lại, cả nhà hãy bắt đầu ăn thực phẩm lành mạnh và luyện tập thể dục thường xuyên cùng nhau. Bởi ngày nay, trẻ em là đối tượng dẫn đầu nhóm có lối sống ít vận động bởi chúng thường xuyên ngồi lì xem TV và chơi game. Hãy khuyến khích trẻ tham gia những trò chơi và hoạt động ngoài trời bất kể khi nào có thể để các em tận hưởng một lối sống năng động mỗi ngày.

Suckhoecuocsong.com.vn (Tổng hợp)

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?