Hướng dẫn cách xử lý khi bị dị vật bay vào mũi chuẩn xác

6/13/2024 1:40:00 PM
Cần làm gì khi bị các loài côn trùng, vật thể lạ bay vào mũi giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách xử lý chuẩn xác khi dị vật bay vào mũi.

 

Cần làm gì khi bị các loài côn trùng, vật thể lạ bay vào mũi giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách xử lý chuẩn xác khi dị vật bay vào mũi.

Trong cuộc sống chúng ta có những lúc gặp phải tình trạng dị vật bay vào mũi gây ảnh hưởng đến đường hô hấp. Tình trạng côn trùng chui vào mũi hoặc bay vào mũi khi đang lái xe di chuyển ngoài đường hay các loài côn trùng chui vào mũi khi chúng ta đang ngủ, các vật thể lạ bay vào mũi trong tình huống tai nạn (đá văng trên đường di chuyển, vật thể vào mũi khi đang bơi, đang chơi tàu lượn, đang tập luyện thể dục,…) khiến chúng ta cảm thấy bất ngờ, giật mình. Nếu không xử lý đúng cách sẽ khiến các dị vật này chui sâu vào mũi, làm xước vùng da nhạy cảm bên trong mũi, chảy máu, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết dị vật bay vào mũi

Mũi là cơ quan rất nhạy cảm nên khi chúng ta bị dị vật bay vào mũi, côn trùng chui vào mũi chúng ta sẽ nhận thấy có vật thể lạ trong mũi cũng được xác định rất nhanh. Nhưng đối với trẻ nhỏ hay các loài côn trùng chui vào mũi khi đang ngủ say đang không tỉnh táo hoặc dị vật nhỏ, cảm giác không rõ thường khó nhận biết nhanh, do đó nếu vùng mũi xuất hiện những dấu hiệu sau cần đi thăm khám, kiểm tra để phát hiện và loại bỏ dị vật ra khỏi mũi.

+ Bên trong mũi cảm giác đau hoặc căng tức trong mũi

+ Mũi bị chảy dịch và có thể có mùi hôi

+ Chảy máu mũi do dị vật sắc nhọn hay động vật ký sinh

+ Ngứa mũi, thường đưa tay quẹt mũi

+ Tiếng thở như huýt sáo khi ngủ hoặc khi trẻ thở bằng mũi

Thông thường khi bị dị vật bay vào mũi hoặc chui vào mũi chúng ta đều có thể phát hiện sớm, bởi các triệu chứng khá nổi bật. Nhưng đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi bị suy giảm nhận thức dị vật mũi có thể trở thành dị vật mũi bỏ quên, tồn tại nhiều ngày gây tình trạng nhiễm trùng trong khoang mũi họng. Nếu các dị vật mũi di chuyển vào sâu bên tỏng có thể ảnh hưởng đến khí quản, thậm chí là phổi, gây nguy hiểm cho sức khỏe với những thương tích nghiêm trọng.

Hướng dẫn xử trí bị vật bay vào mũi hoặc chui vào mũi

+ Nếu các bị vật chui vào mũi là các vật thể dễ lấy, hãy xì mũi để vật thể có thể loại bỏ chúng ra khỏi mũi hoặc chúng ta có thể dùng nhíp, gạc để moi dị vật ra khỏi mũi tránh ảnh hưởng đến mũi.

+  Nếu bị vật có thể đã chui sâu vào bên trong và khó lấy chúng ta hãy thử rửa mũi và xì mạnh để dị vật được đẩy ra khu vực đầu mũi.

+ Nếu côn trùng bay hoặc chui vào mũi có kích thước nhỏ chúng ta hãy dùng nước sạch bơm nhẹ vào mũi và xì thử để loại bỏ chúng ra khỏi mũi.

Tuy nhiên, nếu các dị vật sau khi thử các cách trên nếu không ra chúng ta cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng để được bác sĩ, thăm khám, nội soi để loại bỏ chúng ra khỏi mũi

Lưu ý:

Khi bị dị vật bay vào mũi là các loài côn trùng còn sống cần tránh việc cố khều hoặc lấy các dị vật, côn trùng khi không quan sát rõ cũng như không đủ dụng cụ thực hiện. Nếu cố gắng lấy chúng ta khỏi mũi có thể khiến côn trùng phản ứng nhiều hơn, các vật thể bị va chạm và gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi nhiều hơn từ đó gây phù nề, chảy mũi bên trong mũi.

+ Nếu côn trùng trong mũi, chúng ta không nên sử dụng những cách làm truyền miệng như xông hơi, dùng tăm ngoáy, hơ lá,… bởi sẽ khiến chúng di chuyển sâu vào bên trong, gây khó khăn cho việc loại bỏ chúng ra khỏi mũi.

Cách phòng tránh bị vật bay vào mũi đúng cách

+ Nên nghỉ ngơi, nằm ngủ ở nơi thoáng đãng, cao ráo, không nằm ngủ dưới nền nhà, gần khu vực ẩm thấp

+ Khi di chuyển ngoài đường nên sử dụng khẩu trang và kính bảo hộ phù hợp

+ Nên có mùng, màn để bảo vệ cơ thể khỏi côn trùng khi đi ngủ vào buổi tối hoặc buổi trưa

+ Vệ sinh mũi họng hằng ngày để không gặp tình trạng dị vật bỏ quên bên trong mũi

+ Gia đình có trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người già cần chú ý dọn dẹp, giặt giũ để côn trùng không lui tới khu vực có trẻ hay quần áo

+ Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?