Hướng dẫn cách trồng cây cối xay tại nhà

9/20/2024 8:07:00 AM
Cây cối xay là cây dược liệu quý có nhiều công dụng trong điều trị bệnh đau xương khớp, bệnh trĩ, bệnh gan, viêm tai trong,... Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng cây cối xay tại nhà.

 

Cây cối xay là cây dược liệu quý có nhiều công dụng trong điều trị bệnh đau xương khớp, bệnh trĩ, bệnh gan, viêm tai trong,... Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng cây cối xay tại nhà.

Cây cối xay là một loài cây thân gỗ nhỏ thường sinh trưởng nhiều tại các ven đồi, đường đi, khu đồng ruộng, mọc quanh nhà. Cây cối xay còn có tên gọi khác là kim hoa thảo, cây ma mãnh thảo, cây đằng xì, cây nhĩ hương thảo, cây quỳnh ma,… tên khoa học là Abutilon indicum, cùng họ với cây bông. Cây có nguồn gốc từ rừng nên khả năng sinh trưởng rất mạnh mẽ nên chúng ta có thể dễ dàng trồng, chăm sóc cây tại vườn nhà.

Chúng mọc thành bụi, chiều cao chỉ từ 1-1,5m, toàn thân của cây cối xay có lớp lông măng mỏng mịn. Hoa của cây có hình dáng đẹp và lạ mắt, hoa của chúng thường mọc từ nách lá, có màu vàng tươi, mỗi nhụy hoa có đến hơn 20 lá noãn. Lá cây cối xanh có hình dáng giống trái tim, lá khá dày, chiều rộng của lá khoảng 20cm, mép lá dạng lượn sóng

Các bộ phận được sử dụng làm thuốc bao gồm lá cây cối xay, hoa quả để điều trị các bệnh như cảm sốt, đau đầu, bí tiểu tiện, bạch đới, rắn cắn, chữa vàng da, phù thũng sau khi đẻ, kiết lỵ, mắt có màng mộng, tai điếc, chữa mụn nhọt, điều trị đau viêm khớp, viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, tật điếc, đau tai, ù tai.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cối xay

Vào khoảng tháng 2, tháng 3 là thời điểm thích hợp nhất để nhân giống cây. Cây cối xay sẽ được nhân giống theo phương pháp gieo hạt. Các bước gieo hạt giống sẽ thực hiện như sau:

Nhân giống cây cối xay

Dụng cụ ươm hạt: Hạt giống cây cối xay, cốc nước, nước sạch, phân đầu trâu, khăn giấy đã thấm đẫm nước, hộp đựng, đất dinh dưỡng

Tiến hành ươm hạt:

Bước 1: Lựa chọn những hạt chắc, to và mẩy không bị nấm mốc, sâu hại cắn hạt.

Bước 2: Ngâm hạt trong cốc nước ấm, đặt tại nơi có nhiều ánh sáng, cửa sổ nơi có nhiệt độ cao. Nếu như vào mùa đông nhiệt độ thấp có thể để gần đèn để nước trong cốc ươm hạt không bị quá lạnh.

Bước 3: Ngâm hạt trong khoảng thời gian 4-7 ngày, để kích thích hạt nhanh nảy mầm cho 1-2 viên phân hữu cơ, chú ý thay nước hàng ngày.

Bước 4: Khi thấy hạt bắt đầu hơi nở ra chuyển hạt ươm sang khăn giấy đã thấm nước. Úp hộp nhựa lên khăn giấy để những nơi có ánh nắng mặt trời như ban công, cửa sổ.

Lưu ý: Giữ ẩm cho giấy, không đậy hộp quá kín, đảm bảo không khí lưu thông bên trong hộp.

Bước 5: Quan sát thấy hạt cây cối xay bắt đầu nảy mầm, ra những ngọn mầm xanh đây là thời điểm tốt nhất để gieo hạt xuống đất.

Bước 6: Dùng chậu đất đã được cho than bùn, đất dinh dưỡng, đá nhỏ, phân bón hữu cơ. Khi cho hạt ra đất nên đặt hạt xuống đất độ sâu từ 0,7-1cm khoảng cách các cây cối xay từ 7-9cm không quá sát nhau.

Bước 7: Đặt chậu ươm tại nơi có ánh sắng, giữ ẩm cho đất, dùng hộp nhựa hoặc giấy che lên trên cho đến khi hạt cối xay nhú mầm nên khỏi mặt đất.

Lưu ý: Đảm bảo đất trong chậu ươm luôn ở trạng thái ẩm nhưng cũng phải thoát nước tốt.

Sau khoảng 1 tháng, cây cối xay sẽ phát triển khỏe mạnh. Khi cây non lên được 5-6 lá mầm tiến hành chuyển những cây con sang những chậu lớn, thùng xốp, mảnh đất giàu dinh dưỡng trong vườn nhà để tiến hành chăm sóc cây.

Thời điểm trồng

Thời điểm thích hợp trồng vào tháng 2 đến tháng 4 hàng năm thời điểm này nhiệt độ không quá lạnh, không quá khắc nghiệt, đất ẩm nên sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển khỏe mạnh, không bị chết cây do nhiễm sâu bệnh, nhiệt độ quá cao hay quá lạnh.

Thời vụ trồng thích hợp vào tháng 2 -tháng 4 hàng năm.

Đất trồng

Dù loài cây có nguồn gốc từ rừng nên khả năng sinh trưởng của cối xay rất mạnh có thể dễ dàng sinh trưởng ở bất cứ khu vực nào tuy nhiên để giúp cây phát triển tốt, tránh bệnh tật, đảm bảo dược tính hãy lựa chọn đất trồng trong vườn, trong chậu giàu dinh dưỡng. Nên sử dụng loại đất đỏ, đất thịt hoặc đất pha cát tơi xốp, thoát nước tốt, có độ ẩm trung bình và không được ngập úng, không tích nước trong thời điểm mưa nhiều. Để tăng độ dinh dưỡng cho chất có thể trộn thêm trấu, mùn cưa, xơ dừa, phân hữu cơ trộn vào đất trước khi trồng cây giống.

Nước tưới

Cây cối xay phát triển tốt chúng ta nên tưới nước thường xuyên, có thể sử dụng loại nước chua lên men hữu cơ từ nước vo gạo, vỏ trái cây, đậu nành, ruột cá,…

Ánh sáng

Nếu trồng trong chậu nên đặt cây tại nơi có nhiều ánh sáng. Có thể trồng cây tại khu vực ban công, sân thượng hoặc ngoài vườn giúp cây có thể quang hợp ánh nắng từ mặt trời, phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh về nấm hại.

Phân bón

Sau khi trồng khoảng 15-20 ngày nên bón cho cây phân NPK. Sau khi trồng được khoảng 6 tháng, cây cần được bổ sung dinh dưỡng bằng phân ure, phân NPK, phân hữu cơ, phân vi sinh,… Dọn cỏ thường xuyên để cây sinh trưởng phát triển tốt, xới đất, vun gốc, phát dọn dây leo và cây cỏ lấn át xạ đen, giữ ẩm cho gốc cây.

Sau khi thu hoạch lần một (sau khi trồng được khoảng 80-90 ngày) hãy bổ sung thêm NPK và phân hữu cơ vi sinh. Khi thu hoạch lần 2 sau thu lần 1: 60 -70 ngày nên bổ sung thêm NPK, phân hữu cơ vi sinh.

Phòng trừ sâu bệnh

Loại cây dược liệu này trong quá trình sinh trưởng rất ít khi bị sâu bệnh nên khi trồng không nhất thiết phải phun thuốc từ sâu, thuốc bảo vệ thực vật cho cây. Tuy nhiên cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của vườn cây cối xay hay chậu trồng cối xay để có thể phát hiện kịp thời những mầm bệnh tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Hướng dẫn cách phân biệt cây xạ đen, cây xạ vàng chuẩn xác

Cách chăm sóc cây xạ vàng chuẩn xác

Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây xạ đen chuẩn xác

Cách thu hoạch cây xạ vàng đảm bảo dược tính

Cây nhàu: Khắc tinh chữa đau, nhức đầu do thay đổi thời tiết

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác