Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị côn trùng bay vào mắt
Khi bị côn trùng bay vào mắt nếu không biết sơ cứu đúng cách sẽ có thể khiến mắt bị kích ứng, viêm nhiễm, nhìn mờ, chảy nước mắt thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng cho mắt.
Côn trùng cũng là một loại dị vật sinh học do đó khi chúng bay vào mắt khiến cho mắt dễ bị kích thích, kích ứng, chảy nước mắt, đau,… nếu không biết cách sơ cứu đúng cách, kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến mắt rất nhiều.
Vào những ngày hè nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối khi di chuyển ngoài đường, nếu không đội mũ bảo hiểm, đeo kính chúng ta rất dễ bị côn trùng bay trong không trung va vào mắt. Hay chúng ta vui chơi ngoài công viên, tập luyện thể dục, làm việc ngoài trời, gần khu vực nhiều cây cối cũng rất hay bị các loài côn trùng có kích thước nhỏ bay vào mắt.
Các loài côn trùng này thường có kích thước nhỏ, có nhiều lông tơ khi bay vào mắt sẽ rất dễ viêm nhiễm, chảy nước mắt, nhìn mờ. Nếu không sơ cứu đúng cách dễ gây cho mắt sự kích thích kéo dài, mắt đỏ, chảy nước mắt, ngứa mắt và giảm thị lực thậm chí là mù mắt.
Những cách xử trí sai tuyệt đối không làm khi bị côn trùng bay vào mắt
Sơ cứu không đúng cách khi bị côn trùng bay vào mắt sẽ có thể làm tình trạng của mắt bị nặng hơn, việc xử trí sau khi sơ cứu cũng trở nên phức tạp và khó khăn hơn, quá trình hồi phục sau này bị ảnh hưởng do xử trí sai cách. Do vậy khi bị côn trùng bay vào mắt tuyệt đối không nên xử trí theo các cách sau:
Thổi vào mắt
Thổi vào mắt là một thói quen của nhiều người khi bị côn trùng bay vào mắt để loại bỏ côn trùng. Nhưng trong nước bọt của người thổi có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại, có thể xâm nhập qua đường thổi và gây viêm nhiễm mắt, ảnh hưởng đến mắt. Ngoài ra, một số loại côn trùng có thể có độc, việc thổi vào mắt có thể khiến chúng tiết nhiều độc tố hơn, thậm chí lông của côn trùng có thể xuyên sâu gây chảy nước mắt, viêm nhiễm, suy giảm thị lực. Nếu là kiến ba khoang nếu thổi vào mắt để loại bỏ bị vật chúng ta có khả năng bị bỏng giác mạc, thậm chí mù lòa.
Dụi mắt
Khi côn trùng bay vào mắt, kết mạc sẽ bị ửng đỏ do kích ứng, mắt cảm thấy bị cộm khó chịu nhưng chúng ta tuyệt đối không dùng tay để dụi mắt để giảm khó chịu, loại bỏ côn trùng ra khỏi mắt. Bởi dụi mắt khi có dị vật rơi vào mắt quá mạnh, côn trùng quá lớn có thể khiến tổn thương nặng hơn, dị vật vào sâu hơn, gây tróc biểu mô giác mạc, rách võng mạc, nhiễm trùng mắt, thậm chí là mù lòa trong thời gian ngắn cực kỳ nguy hiểm.
Phương pháp dân gian
Tự ý sử dụng các phương pháp dân gian như dùng các loại lá cây, cuống lá gây, côn trùng đắp vào mắt khi bị côn trùng bay vào mắt sẽ có thể gây kích ứng, nguy hiểm cho mắt
Tự nhỏ thuốc đau mắt
Tự nhỏ thuốc đau mắt có thể làm dịu mắt ở thời điểm sử dụng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thị lực sau này bởi các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, các loại thuốc có chứa corticoid có thể gây ảnh hưởng đến mắt khi chưa có sự can thiệp, chỉ định, kê đơn của các bác sĩ chuyên khoa mắt.
Hướng dẫn các cách sơ cứu chuẩn khi bị côn trùng bay vào mắt
Chớp mắt thật nhanh
Khi bị côn trùng bay vào mắt hãy chớp mắt thật nhanh để giúp làm sạch mắt, loại bỏ côn trùng ra khỏi mắt
Bước 1: Côn trùng bay vào mắt hãy chớp nhanh có thể loại bỏ được các loại côn trùng nhỏ
Bước 2: Nếu bị chảy nước mắt, nên để nước mắt chảy ra ngoài để loại bỏ sạch côn trùng trong mắt một cách tự nhiên.
Thuốc nhỏ mắt
Nếu côn trùng vẫn ở trong mắt sau khi chớp mắt nhiều lần, bạn có thể dùng nước muối sinh lý để nhỏ mắt giúp quá trình đẩy côn trùng ra ngoài được nhanh chóng, không gây ảnh hưởng cho mắt.
Dùng cốc nước sạch
Khi bị côn trùng bay vào mắt nếu xung quanh có nước sạch hãy áp dụng phương pháp sau
Bước 1: Côn trùng bay vào mắt tuyệt đối không dùng tay để dụi mắt nhằm loại bỏ côn trùng ra khỏi mắt
Bước 2: Dùng cốc nước sạch, nhúng bên mắt bị côn trùng bay vào, nháy mắt liên tục để côn trùng trôi ra ngoài theo nước.
Bước 3: Nếu cảm thấy côn trùng hay một phần của côn trùng còn trong mắt khiến mắt cộm, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, đau nhức mắt thì cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa mắt để các bác sĩ kiểm tra, loại bỏ dị vật còn xót lại trong mắt, điều trị các loại thuốc chuyên dụng.
Kéo mí mắt
Bước 1: Khi bị côn trùng bay vào mắt hãy lâp tức dùng tay kéo mí mắt rồi lại chớp mắt vài lần nữa giúp lấy các dị vật nhỏ ra khỏi mí mắt.
Bước 2: Lặp lại quá trình nhiều lần nếu chưa lấy được dị vật, nếu mắt cộm, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, đau nhức mắt nên đến thăm khám các cơ sở y tế chuyên khoa.
Dùng gạc hoặc khăn ướt
Dùng gạc hoặc khăn ướt cũng là một trong những phương pháp giúp loại bỏ côn trùng ra khỏi mắt hiệu quả
Bước 1: Làm ẩm một miếng gạc, hoặc miếng vải nhỏ bằng cotton với nước sạch
Bước 2: Nhẹ nhàng chấm lên mắt để lấy côn trùng mắt kẹt trong mắt. Tuyệt đối không chà hoặc tạo quá nhiều lực lên giác mô của mắt, bởi đây là khu vực rất nhạy cảm, có thể bị đau nếu chạm vào.
Bước 3: Đến các phòng khám, cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được thăm khám, điều trị thuốc nếu mắt cộm, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, đau nhức mắt.
Cách phòng tránh côn trùng bay vào mắt
+ Khi đi xe máy, nên đội mũ bao hiểm có kính chắn.
+ Di chuyển ngoài đường nên đeo kính để bảo vệ mắt, hạn chế côn trùng bay vào mắt
+ Hạn chế vui chơi, chạy nhảy, tham gia các hoạt động ngoài trời ở những khu vực có nhiều các loài côn trùng nhỏ bay trong không trung.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương. -
Bí quyết giúp uống rượu bia không say
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan. -
Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ
Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?