Hướng dẫn cách chống say sóng biển khi đi tàu thuyền cực hiệu quả
Khi đang đi trên biển chúng ta phải đối mặt với tình trạng say sóng, xuất hiện cảm giác buồn nôn, ói mửa, chóng mặt, đau đầu, đổ mồ hôi lạnh vô cùng khó chịu. Để chống bị say sóng biển khi đi tàu thuyền chúng ta nên làm gì?
Tình trạng say sóng biển có thể khiến chuyến đi biển của chúng trở thành cơn ác mộng, khiến cho chuyến đi chơi không còn vui vẻ, tràn đầy năng lượng, cơ thể mệt mỏi, thậm chí nhiều người cảm thấy sợ hại, có thể khiến chúng ta e ngại trong những chuyến đi lần tiếp theo nếu di chuyển bằng tàu, thuyền.
Say sóng biển là gì?
Tình trạng say sóng biển khi đi tàu thuyền xảy ra khi não bộ của chúng ta bắt đầu bị mâu thuẫn khi xử lý các tín hiệu mà nó nhận được từ mọi bộ phận của cơ thể. Trong khi chân của chúng ta cảm giác như đang đứng trên đất liền nhưng phần còn lại của cơ thể lại cảm nhận được sự lắc lư của sóng biển. Cùng lúc đó, mắt có thể nhìn những vật thể cố định nhưng tai đang cố gắng tìm cách để đứng thẳng và an toàn. Tất cả những tín hiệu trên được truyền thẳng về não bộ làm cho não bộ bị choáng và bắt đầu cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, đổ mồ hôi lạnh….
Những ai dễ bị say sóng biển?
+ Phụ nữ thường bị dễ say sóng biển hơn là nam giới
+ Trẻ em
+ Những người đang gặp tình trang bị đau nửa đầu có khả năng bị say sóng biển cao hơn những người bình thường
+ Người hay bị say tàu xe, say máy bay, buồn nôn khi đi tàu lượn riêu tốc có khả năng bị say sóng biển khá cao
+ Những người ít khi đi tàu biển
Dấu hiệu nhận biết khi bị say sóng biển
Tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người mà các dấu hiệu khi bị say sóng biển khác nhau, nhưng các triệu chứng sẽ bao gồm:
+ Chóng mặt, đau đầu
+ Tăng tiết nước bọt
+ Cảm thấy buồn nôn, nôn mửa
+ Da tái nhợt, người đổ mồ hôi lạnh, cảm thấy ớn lạnh trong người
+ Không muốn ăn uống gì
+ Người cảm thấy mệt mỏi
+ Người luôn trong trạng thái lâng lâng
+ Khó tập trung
Kinh nghiệm chống say sóng biển khi đi tàu thuyền
Khi bị say sóng biển khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, có thể gây tâm lý lo sợ mỗi lần phải di chuyển bằng tàu thuyền. Do đó, khi bị say sóng biển có thể áp dụng các mẹo hay dưới đây:
Trước khi đi tàu thuyền
+ Nên giữ gìn sức khỏe ở trạng thái tốt nhất trước khi lên tàu thuyền.
+ Trước thời điểm 2-3 ngày trước chuyến du lịch, di chuyển bằng tàu thuyền chúng ta nên tuân thủ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya, hạn chế căng thẳng,…
+ Tuyệt đối không nghĩ tới hành trình trên biển theo hướng tiêu cực: “Làm sao để “sống sót” sau nhiều giờ ngồi trên tàu đây? Mình cần uống loại thuốc say sóng nào? Có cần nhịn ăn trước giờ lên tàu để tránh ói mửa không?”…
+ Uống thuốc chống say sóng phổ biến gồm các thuốc kháng histamin (như Bonine và Dramamine) và scopolamine theo chỉ định của bác sĩ.
Khi lên tàu thuyền
+ Lên ra khỏi khoang tàu để đi ra boong tàu hoặc ban công, hít thở không khí trong lành, ngắm nhìn quang cảnh xung quanh, nhìn về phía chân trời sẽ giúp mắt nhìn thấy chuyển động, sau đó gửi tín hiệu đến não, tín hiệu này trùng khớp với tín hiệu phát ra từ tai trong tránh bị say sóng biển
+ Nếu đảm bảo sức khỏe hãy cố gắng hoạt động, di chuyển càng nhiều càng tốt, tránh ngồi mãi một chỗ trong cabin tàu.
+ Khi di chuyển trên biển tàu thuyền sẽ lắc lư từ bên trái sang bên phải, chuyển động lên xuống. Do đó, chúng ta nếu có thể điều chỉnh vị trí ngồi, hạn chế ngồi dọc hai bên tàu sẽ làm chúng ta cảm nhận rõ hơn từng cơn sóng đánh, khiến tình trạng say sóng trở nên nghiêm trọng hơn, chỗ ngồi có tầm nhìn hướng ra bên ngoài thì càng tốt
+ Nên ăn ít đồ ăn nhẹ, nên ăn các thực phẩm ít đường, ít dầu mỡ, không cay, bánh quy mặn, bánh mì hoặc trái cây sấy khô hoặc uống trà gừng để làm ấm cơ thể, giúp tinh thần thư thái, giảm chứng buồn nôn hoặc dùng dầu bạc hà hoặc kẹo bạc hà để giảm cơn say sóng biển. Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay, thực phẩm có tính axit như trái cây và nước ép cam quýt, dứa, cóc, sấu, xoài xanh,… ăn nhiều đồ ăn, ăn quá no khiến dạ dày quá tải.
+ Hãy giữ cho tâm lý thoải mái và thư giãn, thả lỏng cơ thể, giữ tâm lý bình tĩnh giúp hạn chế những cơn đau đầu hay buồn nôn
+ Nếu xuất hiện các triệu chứng say sóng chúng ta có thể bấm huyệt bằng cách dùng ngón tay cái phải ấn huyệt cổ tay bên trái (vị trí ấn là mặt trong cổ tay, cách nếp gấp cổ tay khoảng 4cm). Ấn và giữ yên trong vài phút, cho đến khi các triệu chứng say giảm bớt. Làm tương tự với ngón tay cái trái và cổ tay phải sẽ giúp cho các triệu chứng say sóng biển giảm nhanh chóng
+ Tránh uống rượu trước và trong suốt quá trình ngồi tàu thuyền, nên uống đủ nước
+ Cần tránh xa mọi mùi độc hại, mùi khó chịu cũng như những hành khách đang nôn mửa vì say sóng
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau