Hãy công nhận sự cố gắng của trẻ thay vì nói 'Cố gắng lên'!

3/10/2016 9:28:31 AM
Chúng ta thường hay nói với trẻ con là “Cố gắng lên!”, chẳng hạn như thầy cô giáo khi phê vào sổ liên lạc của học sinh cũng thường ghi “Em hãy cố gắng lên nữa nhé!”…

 

Chúng ta thường hay nói với trẻ con là “Cố gắng lên!”, chẳng hạn như thầy cô giáo khi phê vào sổ liên lạc của học sinh cũng thường ghi “Em hãy cố gắng lên nữa nhé!”…

Quả thực khi nghe người khác nói câu “Cố gắng lên!”, có lúc người nghe cảm giác như muốn cố gắng hơn thật, nhưng cũng có lúc lại thấy mệt mỏi thêm. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý khi dùng cách này. Đó là khi đã cố gắng hết sức rồi, không thể cố hơn được nữa mà lại còn bị nói thêm, ta sẽ có cảm giác bất lực: “Cố đến thế rồi, còn cố đến thế nào nữa mới được cơ chứ?”.

Với các bà mẹ cũng vậy, họ đã đầu tắt mặt tối cả ngày, nào việc nhà, nào nuôi dạy con cái, nào công việc cơ quan, tối về lại còn nghe chồng bảo “Mẹ nó cần phải cố gắng lên chứ!”. Hãy thử nghĩ xem, lúc đó bạn sẽ thấy thế nào? Không khác là bao, ở nơi làm việc, các ông bố cũng thường gặp phải tình huống tương tự. Khi họ đang mệt mỏi vì công việc, nếu như được nghe sếp nói “Cậu lúc nào cũng luôn cố gắng vì công ty”, ta sẽ thấy như được tiếp thêm sinh lực. Các bà vợ cũng vậy, giá mà được nghe chồng nói câu “Mẹ nó lúc nào cũng cố gắng vì gia đình. Cám ơn mẹ nó nhé!” thì có lẽ, các bà vợ cũng vơi bớt được phần nào mệt nhọc sau một ngày làm việc vất vả…

Với trẻ em cũng vậy. Trẻ thường hay bị cha mẹ la mắng “Trời ơi, con nhà tôi ư, chẳng chịu khó gì cả. Ngày nào cũng ườn èo, chơi game suốt. Bài tập cũng không chịu làm, chẳng chịu cố gắng gì hết…” Nhưng thực ra, mỗi đứa trẻ đều có những nỗi khổ riêng của chúng. Khi đến trường, chúng phải chú ý dè chừng đám bạn để không bị bắt nạt; về đến nhà, chúng phải cố chịu đựng những lời cằn nhằn, răn dạy dài dòng của cha mẹ…

Trên thực tế, bản thân mỗi đứa trẻ đều đang có những cố gắng nhất định. Vì vậy, bạn đừng chỉ chăm chăm hò hét với con “Cố gắng lên, phải cố nữa lên!” mà hãy nói “Con đang thực sự cố gắng nhiều rồi đấy!”. Khi đó, trẻ sẽ phấn khích và lại có động lực cố gắng hơn.

Bên cạnh đó, để nói câu “Cố gắng lên, cố nữa lên”, ta phải chọn đối tượng, tùy người mới có thể nói. Còn nói câu “Con/anh/chị… đã cố gắng nhiều rồi!” thì chẳng có ai là không muốn được nghe cả. Vì thế, thay vì câu “Cố gắng lên!”, các bạn hãy thử chuyển sang cách nói “Bạn đã cố gắng nhiều rồi” để ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của người khác xem sao nhé!

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản)

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?