Góc chuyên gia: Cảnh báo đỉa chui vào mũi khi tắm sông, suối
Để giảm bớt cái nóng oi ả của ngày hè, nhiều gia đình đưa con đi du lịch. Vừa giúp con khám phá những miền quê của giải đất hình chữ S vừa tận hưởng dòng nước mát lạnh từ các con sông, suối. Tuy nhiên một số trường hợp bị đỉa sống ký sinh trong người do vô tình chui vào mũi khi tắm mà không hay biết.
Thống kê tại các bệnh viện cho thấy không chỉ trẻ em mà người lớn cũng bị đỉa chui vào mũi khi tắm suối. Điều nguy hiểm là khi đỉa ký sinh trong mũi người, chúng sẽ là sát thủ giấu mình, tấn công cơ thể và gây ra nhiều biến chứng.
Đỉa thường cư trú ở mũi, thanh quản
Trên thực tế một số bệnh viện đã phải can thiệp cấp cứu và nội soi cho một số bệnh nhân bị đỉa chui vào mũi, sống ký sinh cả tháng trời.
Các biểu hiện gồm nuốt bị vướng, khạc ra máu tươi, khó thở. Sau đó các triệu chứng nặng dần. Đôi khi xuất hiện có những dấu hiệu bất thường trong khoang mũi, chảy máu…
Biểu hiện thường thấy của người bệnh là cảm giác nhột trong lỗ mũi, xì mũi, nghẹt mũi, đa số bị một bên. Các triệu chứng này dễ nhầm với viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Nếu không nội soi rất khó phát hiện đỉa trong mũi. Vì vậy có trường hợp bác sĩ chẩn đoán là viêm xoang vì bản thân người bệnh cũng không ngờ là bị đỉa chui vào mũi.
Các bác sĩ đánh giá, đa số người bệnh bị đỉa chui vào mũi thường là tiếp xúc với môi trường sông nước hoặc uống nước sông, ao hồ, nơi đỉa sinh sống. Đỉa nhỏ có thể chui vào miệng, bám vào niêm mạc hầu, xuống thực quản, lên mũi và do hít sâu nên đỉa có thể xuống tới phế quản.
Nguy hiểm khôn lường
Khi đỉa hút máu sẽ tiết ra chất làm máu không đông, có thể gây chảy máu xuống đường khí quản làm người bệnh khó thở, suy hô hấp, tử vong. Đặc biệt, khi con đỉa hút đầy máu có thể làm hẹp đường thở, gây tử vong.
Qua đó các bác sĩ khuyến cáo đối với những trường hợp bị ho ra máu kéo dài, điều trị nội khoa không thuyên giảm nên đến ngay chuyên khoa tai mũi họng để được nội soi, chẩn đoán.
Đối với các trường hợp sau khi đi tắm sông, suối về mà có những biểu hiện khác lạ ở vùng mũi, họng thì phải đến ngay trung tâm y tế để được bác sĩ khám, can thiệp kịp thời.
Trường hợp phát hiện có đỉa sống ký sinh trong mũi, khí, phế quản người dân không được tự ý gắp hay xử lý bằng dung dịch mà phải có hướng dẫn, xử lý của bác sĩ để tránh đỉa có thể chui vào sâu hơn.
Theo Tuoitre.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau