Giải nhiệt cơ thể nên uống trà ấm hay trà lạnh?
Vì sao uống trà ấm có tác dụng giải nhiệt
Giải nhiệt cơ thể nên uống trà ấm hay trà lạnh?
Mùa hè nắng nóng nhiều người uống trà lạnh để giải nhiệt cơ thể, xua tan cái nóng nhưng thực tế uống trà ấm có thể phát huy tác dụng giải nhiệt tốt hơn. Tại sao lại như vậy, uống trà ấm mang lại những lợi ích gì cho cơ thể?
Uống trà là thói quen được khá nhiều người yêu thích, chúng vô cùng có lợi cho sức khỏe, chứa nhiều catechin, polyphenol cùng nhiều loại vitamin, khoáng chất khác. Khi uống trà đúng cách sẽ giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể, chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, từ đó đẩy mạnh cơ chế đốt chất béo của cơ thể, giảm cân hiệu quả, làm đẹp da, ngăn chặn các bệnh thường gặp như cảm lạnh, cảm cúm,...
Mùa hè nhiệt độ tăng cao khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi, mệt mỏi, nhiều người thường chọn những đồ uống lạnh, nước đá, trà lạnh để giải nhiệt cơ thể nhanh chóng. Nhưng các bạn có biết, khi uống trà nóng sẽ giúp giải nhiệt tốt hơn thay vì trà lạnh.
Vì sao uống trà ấm có tác dụng giải nhiệt?
Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2012 tại trường Đại học Ottawa, kết quả nghiên cứu cho thấy khi uống trà ấm thật sự có khả năng giúp chúng ta giải nhiệt. Khi uống trà ấm sẽ giúp cơ thể tiết mồ hôi nhiều hơn từ đó thân nhiệt giảm xuống
Nhiệt trong cơ thể nói chung được đào thải qua các lỗ chân lông trên bề mặt cơ thể khi thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt sẽ được bài tiết ra ngoài theo đường mồ hôi, lúc này mồ hôi thải ra càng nhanh thì nhiệt lượng mất đi càng nhiều. Đây là một cách tốt cho sức khỏe để hạ nhiệt vào mùa hè.
Ngược lại nếu hạ nhiệt bằng cách uống trà lạnh, uống nước đá, nhiệt độ thấp từ các loại nước này rất dễ kích thích cơ thể, dễ gây khó chịu đường tiêu hóa.
Đồng thời, khi uống trà lạnh sẽ khiến lỗ chân lông của tuyến mồ hôi trên cơ thể co lại và đóng lại, không có lợi cho việc tản nhiệt. Từ đó khiến nhiệt lượng tích tụ trong cơ thể, nóng lạnh va chạm sẽ gây hại cho sức khỏe.
Uống trà ấm mang lại lợi ích sức khỏe gì?
Ngăn ngừa các bệnh về dạ dày, đường ruột
Mùa hè nắng nóng nhiệt độ cao nếu không bảo quản thực phẩm đúng cách sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi, phát triển từ đó gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy thậm chí bị ngộ độc nặng.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trà có tác dụng dụng kháng khuẩn, khử trùng và cải thiện cấu trúc của vi sinh vật đường ruột. Nhờ hàm lượng lượng polyphenol có trong trà, các hợp chất này tác động tới hệ sinh vật đường ruột, bảo vệ các loại lợi khuẩn, nâng cao khả năng miễn dịch của đường ruột
Đồng thời, trà xanh giàu chất chống oxy hóa nên có tác dụng làm lành những vết thương trong đường ruột nhanh chóng, chống nhiễm trùng. Tamin trong trà có tác dụng làm se niêm mạc ruột, giúp cơ thể hấp thụ chất lỏng tốt hơn, làm dịu chứng viêm ruột.
Uống trà có thể bổ sung kali và nước
Cơ thể bị đổ nhiều mồ hôi vào mùa hè, khiến cho lượng lớn kali trong cơ thể sẽ bị thất thoát theo mồ hôi cộng với nắng nóng nên nhiều người cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, uể oải, chóng mặt, buồn nôn,... Trà là thực phẩm chứa nhiều kali, khi uống trà ấm có thể bổ sung muối kali từ đó giúp duy trì áp suất thẩm thấu bình thường và cân bằng axit-bazơ bên trong và bên ngoài tế bào trong cơ thể con người, duy trì các hoạt động sinh lý và trao đổi chất bình thường của cơ thể
Axit tannic trong trà xanh có thể giúp ngăn ngừa tổn thương não sau đột quỵ, các tổn thương não khác, ngoài ra các axit tannic có trong trà xanh pha nóng, trà xanh ấm còn có thể ức chế hoạt động của virus.
Trà chứa chất chống oxy hóa mạnh có tên gọi EGCG với đặc tính chống viêm, chống vi khuẩn, hỗ trợ quá trình chống ung thử, loại bỏ các gốc tự do và chất độc không mong muốn ra khỏi cơ thể.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Loại rau giúp giải độc, thanh nhiệt cực tốt trong mùa hè
Những sai lầm cần tránh khi ăn rau diếp cá
Giảm cân nên uống trà xanh pha nóng hay lạnh?
Những lợi ích bất ngờ khi nấu cơm bằng nước trà
Nên uống trà xanh vào lúc nào?
Suckhoecuocsong.vn