Dị ứng xi măng cần xử trí như nào?
Dị ứng xi măng rất dễ gây nhầm lẫn với viêm da cơ địa nên nếu không biết cách nhận biết, xử trí đúng cách có thể khiến tình trạng da bị dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Dị ứng xi măng là gì?
Dị ứng xi măng là tình trạng viêm da do thường xuyên tiếp xúc với chất gây dị ứng là xi măng. Tình trạng dị ứng di măng thường xảy ra nhiều nhất ở bàn tay, lòng bàn tay, bàn chân, lòng bàn chân hoặc các ngón tay, ngón chân. Tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc với xi măng, các phản ứng dị ứng của cơ thể có thể xuất hiện theo từng mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng xi măng
Khi da tiếp xúc với xi măng da sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu tương tự với viêm da cơ địa bao gồm:
+ Da nổi ban đỏ
+ Bị ngứa dữ dội
+ Da khô, nứt nẻ, bong tróc da tay thành từng mảng
+ Da lòng bàn chân, lòng bàn tay, các ngón tay có thể bị phồng rộp và chảy dịch vàng
+ Vùng da dị ứng sưng viêm, bỏng rát
+ Bị đau khi chạm vào
Nguyên nhân gây dị ứng xi măng
Xi măng là vật liệu được sử dụng trong ngành xây dựng, dùng để tạo ra vữa, bê tông. Để tạo ra vữa, xi măng thường được trộn với các vật liệu xây dựng khác, sinh ra chất gây ăn mòn da khi tiếp xúc, gây ra tình trạng da kích ứng.
Nguyên nhân gây dị ứng do hợp chất Hexavalent chromium, có tính ăn mòn mạnh và nhanh chóng phá hủy kết cấu bề mặt của da. Sau khi da bị ăn mòn, Hexavalent chromium sẽ dễ dàng đi qua các lớp khác nhau của da và thâm nhập vào tế bào da, gây ra tình trạng kích ứng và viêm da.
Những người làm công việc thường xuyên tiếp xúc với các vật liệu có chứa hợp chất Hexavalent chromium có nguy cơ cao bị dị ứng da.
Cách xử lý khi bị dị ứng xi măng
Khi da tay, da chân tiếp xúc với xi măng xuất hiện các dấu hiệu: da nổi mẩn đỏ, ngứa da, da bị khô, nứt nẻ, da bong tróc, thậm chí bị phồng rộp,… hãy ngưng hoặc tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, đối với những người do tính chất công việc phải làm trong lĩnh vực xây dựng, buôn bán vật liệu xây dựng việc tiếp xúc thường xuyên với xi măng là khó tránh khỏi. Do vậy khi bị dị ứng cần xử lý theo cách dưới đây.
Dùng kem bôi
Khi bị dị ứng xi măng để giảm sưng ngứa chúng ta có thể sử dụng các loại kem bôi không kê đơn chứa ít nhất 1% hydrocortisone, hoặc có thể dùng thuốc mỡ chống viêm bôi lên vùng da dị ứng 1-2 lần/ngày, sử dụng trong 2-4 tuần.
Uống thuốc trị ngứa
Nếu sau khi tiếp xúc với xi măng bị dị ứng, xuất hiện các cơn ngứa dữ dội có thể uống các loại thuốc có chứa thành phần chống viêm (corticosteroid hay antihistamine) như Benadryl
Ngoài ra, chúng ta có thể giảm khó chịu trên da bằng cách làm ẩm khăn bằng vải mềm và đắp lên vùng da bị dị ứng trong khoảng 15-30 phút để làm dịu da. Lặp lại vài lần trong ngày giúp tình trạng dị ứng được cải thiện. Tuyệt đối không nên dùng tay gãi trên da, tránh để vùng da bị tổn thương tiếp xúc trực tiếp với môi trường.
Trường hợp nghiêm trọng
Nếu tình trạng dị ứng xi măng, xi măng ăn chân tay… trở nên nghiêm trọng, cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị đúng cách.
Phòng tránh bị dị ứng xi măng
+ Khi tiếp xúc với xi măng hãy dùng bao tay nilon/ủng cao su để giúp hạn chế các ảnh hưởng do dị ứng xi măng
+ Nên thường xuyên rửa tay và vệ sinh các vùng da tiếp xúc với xi măng bằng nước ấm và xà phòng.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Mẹo bảo vệ tài sản trong mùa mưa bão
Bảo vệ tài sản an toàn, tránh bị hư hại hay thất lạc khi nước lũ dâng cao trong mùa mưa bão hãy áp dụng các mẹo hay dưới đây. -
Kỹ năng thoát hiểm ngoài đường khi gặp nước lũ, sạt lở đất
Mưa bão khiến cho việc di chuyển ngoài đường gặp nhiều nguy hiểm nhất là các khu vực miền núi, vậy cần trang bị những kỹ năng gì để đảm bảo an toàn khi di chuyển ngoài đường -
Mùa mưa bão cần kiểm tra các vị trí nào trong nhà để tránh ngập hiệu quả?
Để tránh ngôi nhà bị ngập trong mùa mưa bão trước đó chúng ta nên kiểm tra những vị trí dưới đây trong nhà, xử lý các vấn đề phát sinh nhanh chóng giúp bảo vệ ngôi nhà an toàn. -
Kỹ năng thoát hiểm trong vụ sạt lở đất
Sạt lở đất là hiện tượng địa chất có tính nguy hiểm cao, gây nhiều thiệt hại về tài sản, con người lớn. Để phòng tránh nguy hiểm trong các vụ lở đất cần ghi nhớ điều gì? -
Cách xử lý môi trường sau mưa bão ngập lụt chuẩn nhất
Sau mưa bão khiến môi trường bị ô nhiễm do các loại rác thải, vật liệu xây dựng, xác súc vật phân hủy, nguồn nước bị ô nhiễm nếu không xử lý đúng cách sẽ gây nhiều bệnh dịch nguy hiểm cho sức khỏe. -
Bật mí cách gia cố nhà cửa trước trong mùa mưa bão
Trước khi mưa bão để giảm thiểu thiệt hại tài sản, nhà cửa người dân nên gia cố bằng những biện pháp hiệu quả dưới đây. -
Kỹ năng phòng tránh cây ngã đổ trong mùa mưa bão
Mưa bão kèm theo gió giật mạnh khiến cho một số cây xanh bị bật gốc, ngã đổ gãy, nhánh cây rơi trúng gây nguy hiểm cho người dân đang lưu thông trên đường. Đề phòng cây xanh ngã đổ trong mùa mưa bão chúng ta cần làm gì? -
Kỹ năng cần dạy trẻ trong mùa mưa bão
Cha mẹ nên trang bị cho con những kỹ năng đảm bảo an toàn, khả năng thích nghi khi thời tiết mưa bão tránh nguy hiểm đến tính mạng -
Cách đảm bảo an toàn khi đi cứu trợ khu vực bão lũ
Đảm bảo an toàn cho bản thân, các thành viên trong đoàn cứu trợ tại các khu vực bão lũ bị ảnh hưởng cần lưu ý những điều sau đây. -
Cứu trợ vùng bão lũ nên chọn những nhu yếu phẩm gì
Khi chuẩn bị những đồ dùng để cứu trợ cho những khu vực bị ảnh hưởng bởi bão lũ, sạt lở đất, lũ quét nên lựa chọn những nhu yếu phẩm nào vừa tránh lãng phí, thiết thực nhất cho người dân.