Dị ứng táo: dấu hiệu, cách xử lý chuẩn xác nhất
Dị ứng táo xảy ra khi cơ thể có phản ứng với táo hoặc các món ăn có chứa táo. Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý như thế nào khi bị dị ứng táo để tránh nguy hiểm cho sức khỏe.
Dị ứng thực phẩm xảy ra khi chúng ta ăn một thứ gì đó khiến hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức. Các phản ứng có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu cho sức khỏe thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng nếu không được nhận biết, sơ cứu kịp thời, nhanh chóng và đúng cách. Bên cạnh dị ứng dứa, dị ứng quả kiwi, dị ứng các loài côn trùng,… dị ứng táo là một trong những loại dị ứng khá nhiều người mắc phải sau khi ăn táo hay các món tráng miệng, sốt, món ăn, salad có chứa táo.
Dị ứng táo xảy ra khi chúng ta ăn táo, các món ăn chứa táo, nước sốt táo, bánh táo khiến cơ thể của chúng ta phản ứng với táo. Những nhóm người dễ bị dị ứng táo sau khi ăn táo bao gồm dị ứng phấn hoa bạch dương, dị ứng với các loại trái cây khác.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng táo
Sau khi ăn táo hay các món ăn, nước sốt, salad, bánh ngọt có chứa táo các phản ứng dị ứng có thể xuất hiện trong khi ăn hoặc ngay sau khi ăn. Tùy từng cơ địa mỗi người các dấu hiệu có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng bao gồm:
+ Môi sưng lên
+ Xuất hiện cảm giác ngứa ở cổ họng, ngứa ở miệng.
+ Một hoặc hai bên mí mắt bị sưng
+ Đau bụng
+ Tiêu chảy
+ Phát ban, ngứa da
+ Khó thở, thở khò khè
+ Lo lắng, hoang mang
+ Nói lắp
+ Sưng trong miệng và cổ họng, nuốt khó
+ Đau dạ dày
+ Buồn nôn
+ Sưng mặt
+ Mạch đập nhanh
+ Chóng mặt
+ Mất ý thức
+ Huyết áp thấp
+ Sốc phản vệ
Cách xử lý khi bị dị ứng táo
Khi phát hiện các dấu hiệu trên cần ngay lập tức dừng ăn táo hay các món ăn có chứa táo, đi đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chỉ định.
Trường hợp nhẹ:
Trường hợp dị ứng táo nhẹ các bác sĩ có thể cho sử dụng thuốc kháng histamin để cải thiện các triệu chứng.
Trường hợp nặng
Đối với những trường hợp dị ứng kiwi nặng, các bác sĩ có thể chỉ định tiêm epinephrine (như EpiPen). Việc tiêm epinephrine tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của phản ứng dị ứng của người bị dị ứng táo. Hoặc có thể sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch bao gồm thuốc kháng histamin và cortisone, dùng oxy và albuterol để giúp thở dễ dàng hơn
Phòng ngừa dị ứng táo
+ Tránh ăn và tiếp xúc tất cả các loại táo
+ Một số món ăn, đồ uống có nguyên liệu được làm từ táo (bánh ngọt, salad, siro, nước ép táo,…) nên tránh ăn
+ Nếu ăn ở ngoài nhà hàng, quán ăn nên hỏi rõ thành phần của món ăn. Khi chọn mua thực phẩm, đọc kỹ bảng thành phần.
+ Nếu bị dị ứng táo thực sự, có thể cần mang theo ống tiêm epinephrine để phòng ngừa sốc phản vệ nếu chẳng may bị dị ứng khi ăn các món ăn, đồ uống có chứa táo.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương. -
Bí quyết giúp uống rượu bia không say
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan. -
Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ
Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?