Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 1 có đáp án: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

3/28/2022 4:03:00 PM
Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 1 có đáp án chính xác: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ có đáp án

 

Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 1 có đáp án: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ có đáp án

I. Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Có thêm kinh nghiệm.                              

B. Có rất nhiều bạn bè.                                  

C. Không phải lo về việc làm.

D. Có thêm tiền tiết kiệm.

=> Đáp án cần chọn là: A vì giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa là: Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, có thêm sức mạnh trong cuộc sống, làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam…

Câu 2: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?

A. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc.

B. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí.

C. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

D. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự.

=> Đáp án cần chọn là: C vì giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là sự tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 3: Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là?

A. Truyền thống nhân nghĩa.                        

B. Truyền thống hiếu học.                            

C. Truyền thống yêu nước.

D. Cả A, B, C.

=> Đáp án cần chọn là: D vì dân tộc ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp như: Truyền thống hiếu học; Truyền thống nhân nghĩa; Truyền thống yêu nước…

Câu 4: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào?

A. Có thêm kinh nghiệm.

B. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.

C. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

D. Cả A, B, C.

=> Đáp án cần chọn là: D vì giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa là: Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, có thêm sức mạnh trong cuộc sống, làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam…

Câu 5: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống.      

B. Có rất nhiều bạn bè trong đời sống.        

C. Không phải lo về việc làm.

D. Có thêm tiền tiết kiệm.

 => Đáp án cần chọn là: A vì có thêm sức mạnh trong cuộc sống là một trong những biểu hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 6: Truyền thống là

A. Lối sống.                  

B. Đức tính.                 

C. Tập quán.                 

D. A, B, C đúng.

=> Đáp án cần chọn là: D vì truyền thống là: Đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống... được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 7: Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là

A. Làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

B. Giúp cho chúng ta có thể giao lưu được với rất nhiều bạn bè.

C. Giúp cho chúng ta không phải lo về việc làm, thu nhập.

D. Làm cho đất nước ta có nhiều mặt hàng để xuất khẩu.

=> Đáp án cần chọn là: A vì làm rạng rỡ thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam là một trong những biểu hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

II. Câu hỏi thông hiểu

Câu 8: Để giữ gìn truyền thống của gia đình và dòng họ thì chúng ta cần làm gì?

A. Tự hào, biết ơn người đi trước.

B. Sống lương thiện hoà nhập với mọi người.

C. Không làm gì sai trái.

D. A, B, C.

=> Đáp án cần chọn là: D vì để giữ gìn truyền thống của gia đình và dòng họ thì chúng ta cần làm những việc như: Sống lương thiện hoà nhập với mọi người; không làm gì sai trái; tự hào, biết ơn người đi trước….

Câu 9: Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là gì?

A. Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu.

B. Lưu giữ nghề làm gốm.

C. Quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài.

D. Cả A, B, C.

=> Đáp án cần chọn là: D vì có rất nhiều biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ như: Lưu giữ nghề làm gốm; quảng bá nghề làm phở ra nước ngoài; truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu…

Câu 10: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

A. Truyền thống hiếu học.                            

B. Buôn thần bán thánh.

C. Truyền thống nhân nghĩa.

D. Truyền thống yêu nước.                           

=> Đáp án cần chọn là: B vì Buôn thần bán thánh không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta vì đây là việc làm sai trái với đạo đức và pháp luật.

Câu 11: Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên chúng ta giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình dòng họ?

A. Có đi có lại mới toại lòng nhau.            

B. Giấy rách phải giữ lấy lề.

C. Vung tay quá chán.                                 

D. Qua cầu rút ván.

=> Đáp án cần chọn là: B vì Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên chúng ta giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình dòng họ là giấy rách phải giữ lấy lề. Vì nó thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt nam dù có khó khăn, vất vả… nhưng lúc nào cũng sống đẹp, phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

Câu 12: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình.

B. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.

C. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

D. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình

 => Đáp án cần chọn là: A vì tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình là thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 13: Đâu không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

A. Trao thưởng cho con cháu học giỏi trong họ.

B. Thờ cúng tổ tiên.

C. Làng nghề làm nón lá.

D. Đốt nhiều vàng mã cho người âm phù hộ.

=> Đáp án cần chọn là: D vì Đốt nhiều vàng mã cho người âm phù hộ không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta vì nó thể hiện mê tín dị đoan, góp phần làm ô nhiễm môi trường...

Câu 14: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. H chê nghề làm đồ gốm truyền thống của gia đình là nghề vất vả, tầm thường.

B. T rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.

C. K cho rằng dòng họ là xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

D. A cho rằng gia đình, dòng họ mình không có truyền thống tốt đẹp nào cả.

=> Đáp án cần chọn là: B vì T rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình là hành vi thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 15: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình.

B. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình

C. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

D. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.

=> Đáp án cần chọn là: A Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình là một trong những biểu hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 16: Truyền thống hiếu học và tinh thần “Tôn sư trọng đạo” trong văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ quan niệm nào trong xã hội phong kiến?

A. Việc coi trọng chế độ thi cử.

B. Thái độ kinh rẻ nghề buôn.

C. Quan niệm: “Không thầy đố mày làm nên”.

D. Quan niệm: “Nhất sĩ nhì nông”.

=> Đáp án cần chọn là: C vì Truyền thống hiếu học và tinh thần “Tôn sư trọng đạo” trong văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ quan niệm: “Không thầy đố mày làm nên” trong xã hội phong kiến

Câu 17: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Dành thời gian thăm hỏi, chăm sóc các cụ, ông bà, người cao tuổi trong gia đình.

B. Tổ chức cúng bái linh đình vào những ngày giỗ của ông bà, tổ tiên.

C. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

D. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình

=> Đáp án cần chọn là: A vì dành thời gian thăm hỏi và chăm sóc các cụ, ông bà, người cao tuổi trong gia đình là một trong những biểu hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 18: Câu ca dao: “Học là học để hành/ Vừa hành vừa học mới thành người khôn.” Nói về truyền thống nào dưới đây?

A. Truyền thống cần cù lao động.               

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống yêu nước.

D. Truyền thống tôn sư trọng đạo.                

=> Đáp án cần chọn là: B vì câu ca dao: “Học là học để hành/ Vừa hành vừa học mới thành người khôn.” Nói về truyền thống hiếu học.

Câu 19: Hành vi nào dưới đây không thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Trân trọng và tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình.

B. Dành thời gian thăm hỏi, chăm sóc ông bà, người cao tuổi trong gia đình.

C. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình và dòng họ.

D. Chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình.

=> Đáp án cần chọn là: D vì chỉ tập trung cho việc học, không cần quan tâm những việc khác của gia đình là một trong biểu hiện không thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 20: Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là gì?

A. Truyền lại kinh nghiệm làm rối nước cho con cháu.

B. Lưu giữ nghề làm đèn lồng trung thu.

C. Các nghệ nhân dạy con cháu hát dân ca quan họ.

D. Cả A, B, C.

=> Đáp án cần chọn là: D vì trong các gia đình, dòng họ ở Việt Nam có rất nhiều truyền thống tốt đẹp được giữ gìn và phát huy như: Lưu giữ nghề làm đèn lồng trung thu; truyền lại kinh nghiệm làm rối nước cho con cháu; các nghệ nhân dạy con cháu hát dân ca quan họ…

Câu 21: Ý kiến nào sau đây đúng khi nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp và đáng quý.

B. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

C. Con cái phải theo nghề của bố mẹ mới là giữ gìn phát huy truyền thống gia đình.

D. Truyền thống gia đình là những gì lạc hậu cần được xóa bỏ.

=> Đáp án cần chọn là: A vì Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp và đáng quý là ý kiến đúng khi nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 22: Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Bán lại bí quyết làm bánh cuốn cho người nhiều tiền.

B. Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu.

C. Bỏ nghề làm bánh đa sang nghề làm đẹp.

D. Cả A, B, C.

=> Đáp án cần chọn là: D vì Hiện nay do nhiều nguyên nhân mà có rất nhiều người không giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ như: Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu, bỏ nghề làm bánh đa sang nghề làm đẹp, bán lại bí quyết làm bánh cuốn cho người nhiều tiền.

Câu 23: Ý kiến nào sau đây không thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp và đáng quý.

B. Truyền thống gia đình là những gì lạc hậu cần được xóa bỏ.

   C. Dành thời gian thăm hỏi và chăm sóc ông bà, người cao tuổi trong gia đình.      

D. Tìm hiểu những nét đẹp về truyền thống gia đình.

=> Đáp án cần chọn là: B vì truyền thống gia đình là những gì lạc hậu cần được xóa bỏ, đây là ý kiến không thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 24: Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào?

A. Truyền thống yêu nước.                           

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống đoàn kết.

D. Truyền thống tôn sư trọng đạo.               

=> Đáp án cần chọn là: B vì câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống hiếu học.

Câu 25: Ý kiến nào sau đây là đúng, khi nói về ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

 A. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

B. Truyền thống gia đình là những gì lạc hậu cần được xóa bỏ.

C. Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp chúng ta có thêm sức mạnh.

D. Con phải theo nghề của bố mẹ mới là giữ gìn phát huy truyền thống của gia đình.

 => Đáp án cần chọn là: C vì giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp chúng ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống là ý kiến đúng khi nói về ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 26: Câu tục ngữ: “Luyện mãi thành tài/ mệt mài thành giỏi.” Nói về truyền thống nào dưới đây?

A. Truyền thống đoàn kết chống giặc.       

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống yêu nước.  

D. Truyền thống tôn sư trọng đạo.             

=> Đáp án cần chọn là: B vì câu tục ngữ: “Luyện mãi thành tài/ mệt mài thành giỏi.” Nói về truyền thống hiếu học của dân tộc ta.

Câu 27: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần phải làm gì?

A. Sống trong sạch, lương thiện.                 

B. Chăm ngoan, học giỏi.                              

C. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.

D. Cả A, B, C.

=> Đáp án cần chọn là: D vì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần làm những việc cụ thể phù hợp với lứa tuổi như: Chăm ngoan, học giỏi, kính trọng, giúp đỡ ông bà, sống trong sạch, lương thiện…

Câu 28: Ngoài truyền thống của gia đình, dòng họ còn tồn tại truyền thống nào?

A. Truyền thống dân tộc.                              

B. Truyền thống làng, xã.                            

C. Truyền thống vùng, miền.

D. Cả A, B, C.

=> Đáp án cần chọn là: D vì ngoài truyền thống của gia đình, dòng họ còn tồn tại nhiều truyền thống khác như:  Truyền thống làng, xã; truyền thống vùng, miền, truyền thống dân tộc…

Câu 29: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ học sinh chúng ta cần phải

A. Trân trọng, tự hào và tiếp nối truyền thống.

B. Không xem thường và làm tổn hại đến các thanh danh của gia đình, dòng họ.

C. Sống trong sạch, lương thiện.

D. Tất cả các ý trên.

=> Đáp án cần chọn là: D vì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ học sinh chúng ta cần phải trân trọng, tự hào và tiếp nối truyền thống, sống trong sạch, lương thiện, không xem thường và làm tổn hại đến các thanh danh của gia đình, dòng họ…

Câu 30: Biểu hiện của việc không giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ

A. A không chịu học hành, đua đòi nghiện hút, tham gia trộm cướp.

B. H cố gắng học để kế thừa nghề truyền thống của gia đình.

C. B luôn giúp đỡ ba mẹ trong tất cả mọi việc trong gia đình.

D. Q luôn giúp đỡ mọi người và cố gắng học tập tốt.

 => Đáp án cần chọn là: A vì hành vi của A không chịu học hành, đua đòi nghiện hút, tham gia trộm cướp là biểu hiện của việc không giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ.

Câu 31: Việc làm nào dưới đây biểu hiện của việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình?

A. Bạn B học nghề làm mộc của bố để phát triển cao hơn.

B. Ngoài việc học, bạn A luôn cố gắng học để phụ bố mẹ.

C. Bạn C ham chơi bỏ bê việc học, không phụ giúp gia đình.

D. A, B đúng.

 => Đáp án cần chọn là: D vì việc làm của bạn A, bạn B là biểu hiện của việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Câu 32: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? 

 A. Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp và đáng quí.

B. Dòng họ là những gì xa vời, thuộc về quá khứ không cần quan tâm lắm.

 C. Không cần giữ gìn truyền thống, vì đó là những gì đã lạc hậu.

D Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào.

=> Đáp án cần chọn là: A vì Em đồng ý với ý kiến: Gia đình, dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp và đáng quí.

Câu 33: Câu tục ngữ: “Học một biết mười.” nói về truyền thống nào dưới đây?

A. Truyền thống yêu nước.                        

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống đoàn kết.

D. Truyền thống tôn sư trọng đạo.            

=> Đáp án cần chọn là: B vì câu tục ngữ: “Học một biết mười.” nói về truyền thống hiếu học.

Câu 34: Các hoạt động ngành nghề nông thôn thuộc nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống là

A. Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác.

B. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.

C. Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ

D. Tất cả đều đúng.

=> Đáp án cần chọn là: D vì các hoạt động ngành nghề nông thôn thuộc nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống bao gồm: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ; xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ cho sản xuất ở địa phương….

Câu 35: Tiêu chí công nhận nghề truyền thống ở nước ta là

A. nghề đã có tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

B. nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.

C. nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

D. tất cả ý trên đều đúng.

=> Đáp án cần chọn là: D vì tiêu chí công nhận nghề truyền thống ở nước ta gồm: nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề; nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

III. Câu hỏi vận dụng

Câu 36: Gia đình bạn A luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để chữa bệnh cứu người, nối tiếp truyền thống của thế hệ trước trong gia đình. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

B. Yêu thương, động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.

C. Giúp đỡ, khích lệ con cháu trong gia đình, dòng họ.

D. Quan tâm động viên con cháu trong gia đình, dòng họ.

=> Đáp án cần chọn là: A vì gia đình bạn A luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để chữa bệnh cứu người, nối tiếp truyền thống của thế hệ trước trong gia đình. Việc làm đó thể hiện kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 37: Quê S là một vùng quê nghèo khó. Bao đời này, trong dòng họ của S chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. S không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. S cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình. Em có đồng tình với cách nghĩ của S không?

A. Phân vân giữa hai đáp án.         

B. Không đáp án nào đúng.                                               

C. Không.                                                      

D. Có.

=> Đáp án cần chọn là: C vì Quê S là một vùng quê nghèo khó. Bao đời này, trong dòng họ của S chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. S không bao giờ muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. S cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình. Em không đồng tình với cách nghĩ của S, bởi vì truyền thống gia đình, dòng họ không chỉ là vật chất mà còn là giá phi vật chất như: yêu quê hương đất nước, sự cần cù chăm chỉ trong lao động, yêu thương con người… Đây là truyền thống rất đẹp và đáng tự hào của các gia đình, dòng họ Việt Nam.

Câu 38: Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn  và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Xấu hổ vì sự nghèo nàn của quê hương và dòng họ.

B. Giới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họ.

C. Quảng bá về nghề truyền thống tốt đẹp của quê hương.

D. Cả A và C đúng.

=> Đáp án cần chọn là: D vì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bản thân em đã làm những việc như: Quảng bá về ngành nghề truyền thống của quê hương, vừa giữ gìn nét đẹp quê hương; giới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họ…

Câu 39: Hàng năm cứ vào cuối năm học dòng họ D luôn tổ chức tặng quà cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm đó thể hiện điều gì?

A. Động viên tinh thần và khích lệ con cháu học tập tốt.

B. Phô trương cho mọi người biết về gia đình và dòng họ.

C. Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ.

D. Cả A và C.

=> Đáp án cần chọn là: D vì hàng năm cứ vào cuối năm học dòng họ D luôn tổ chức tặng quà cho các con, cháu đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm đó thể hiện: Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ; động viên tinh thần và khích lệ con cháu học tập tốt…

Câu 40: Gia đình T có truyền thống yêu nước. Ông của T là lão thành cách mạng, bố của T đang làm việc trong quân đội. T rất tự hào về truyền thống gia đình, nên T rất nổ lực cố gắng học để thi đậu vào Học viện lục quân, để nối tiếp truyền thống gia đình. Việc làm của T thể hiện điều gì?

A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

B. T muốn thể hiện cái tôi trước tất cả bạn bè và thầy cô.

C. T muốn thể hiện mình trước gia đình và dòng họ.

D. Phô trương cho mọi người biết về gia đình và dòng họ.

=> Đáp án cần chọn là: A vì Gia đình T có truyền thống yêu nước. Ông của T là lão thành cách mạng, bố của T đang làm việc trong quân đội. T rất tự hào về truyền thống gia đình, nên T rất nổ lực cố gắng học để thi đậu vào Học viện lục quân, để nối tiếp truyền thống gia đình. Việc làm của T thể hiện sự kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Phần tiếp theo:

Câu trắc nghiệm GDCD lớp 6 Bài 1 có đáp án: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ (Phần 2)

Tổng hợp câu trắc nghiệm GDCC lớp 6 có đáp án

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác