Cải thiện vi khuẩn đường ruột giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2
Hướng dẫn cách cải thiện vi khuẩn đường ruột giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Thay đổi lối sống sinh hoạt, cải thiện vi khuẩn đường ruột có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2, đặc biệt những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.
Một số loại vi sinh vật được tìm thấy trong đường ruột có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2, trong khi đó một số loại vi khuẩn khác trong đường ruột có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tiểu đường. Những người có mức độ vi khuẩn Coprococcus trong đường ruột cao hơn có xu hướng nhạy cảm với insulin cao hơn, ngược lại những người có mức độ vi khuẩn Flavonifractor trong đường ruột cao hơn có xu hướng có độ nhạy insulin thấp hơn. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người không xử lý insulin đúng cách có mức độ thấp hơn của một loại vi khuẩn nhất định tạo ra một loại axit béo gọi là butyrate.
Ngoài ra, sự mất cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột kích hoạt quá trình viêm và tổn thương oxy hóa, góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường. Ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2 cho thấy sự gia tăng nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, trong khi đó những người khỏe mạnh có lượng vi khuẩn sản xuất butyrate dồi dào như Akkermansia muciniphila. Những bệnh nhân tiểu đường có lượng 4 loài Lactobacillus dồi dào hơn lượng 5 loài Clostridium thấp hơn so với những người dung nạp glucose bình thường. Để cải thiện, phòng ngừa bệnh tiểu đường có thể tiến triển nghiêm trọng hơn chúng ta cần có một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, bổ sung probiotic, prebiotic,…
Kiểm soát cân nặng
Hầu hết những người bệnh tiểu đường đều thừa cân, béo phì và đây được coi là yếu tố nguy cơ lớn nhất với bệnh tiểu đường type 2. Do đó, chúng ta cần kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng cách giảm cân, qua đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tăng cường vận động thể lực
Một số bài tập thể thao như: bơi lội, chạy bộ, đi bộ, đạp xe, chơi cầu lông,… giúp cơ thể vận động, tốt cho việc điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường. Việc tham gia các hoạt động thể chất giúp chúng ta kiểm soát cân nặng, giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy cảm với insulin, giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi tập luyện các bài tập aerobic, đi bộ nhanh, đạp xe, chạy bộ, bơi lội nên duy trì thời gian tập luyện 30 phút/ ngày hoặc 150 phút/ tuần, tăng dần mức độ tập từ trung bình đến cao. Nếu tập luyện một số bài tập có cường độ mạnh như cử tạ, Calisthenics nên tập ít nhất 2 đến 3 lần/tuần, giúp tăng sức mạnh, khả năng giữ thăng bằng. Đồng thời, không ngồi làm việc quá lâu, cứ 30 phút bất động hãy đứng dậy, đi lại hoặc hoạt động nhẹ nhàng giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Tránh ăn kiêng cấp tốc
Đảm bảo sức khỏe tránh ăn kiêng cấp tốc, ưu tiên nhóm rau củ, trái cây, nên chia nhỏ khẩu phần ăn để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.
Bỏ hút thuốc lá
Hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 50% so với những người không hút thuốc lá. Ngoài ra, hút thuốc lá còn gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, vi khuẩn ngành Firmicutes, chi Lachnospira giảm đi nhưng khi chúng ta ngừng hút thuốc hoàn toàn thì các vi khuẩn ngành Firmicutes và Actinobacteria tăng lên, vi khuẩn Proteobacteria và Bacteroidetes giảm đi.
Chất nicotine từ thuốc lá sau khi được hít vào phổi, hấp thu nhanh chóng ở phế nang phổi nhưng chất này cũng được hấp thu qua da, đường tiêu hóa của chúng ta.
Một khi nicotine được hấp thụ sẽ gây ra nhiều tác động sinh lý có lợi, bất lợi cho cơ thể của chúng ta: tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, ức chế sự thèm ăn, điều chỉnh trọng lượng của cơ thể, ảnh hưởng đến các hoạt động thần kinh, tăng độ pH trong ruột, điều này có thể có lợi cho một số vi khuẩn, tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn phát triển mạnh và gây ra tình trạng rối loạn sinh lý của hệ vi sinh vật đường ruột góp phần gây bệnh tiểu đường.
Kiêng rượu bia
Uống rượu bia có thể gây viêm tụy mạn tính, giảm khả năng tiết tiết insulin, insulin vốn có nhiệm vụ kiểm soát lượng đường trong máu, dẫn đến đái tháo đường.
Không ăn thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất béo
Những món ăn nhanh, ăn vặt như khoai tây chiên, pizza, hamburger, bánh kẹo, thức ăn khô giòn hay snack được nhiều người yêu thích. Nhưng tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tăng nguy cơ đột quỵ, tim mạch, bệnh tiểu đường, béo phì, thiếu chất xơ, thiếu hụt một số chất dinh dưỡng mà còn gây mất cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột, giảm lợi khuẩn và tăng hại khuẩn.
Các loại thức ăn nhanh có thể gây tăng mức độ của một số vi khuẩn trong ruột (như vi khuẩn Blautia, Lachnospiraceae và Clostridium bolteae) từ đó gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột gây ra các bệnh tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, sự phát triển quá mức vi khuẩn ở ruột non, IBS, bệnh viêm ruột, bệnh Crohn,… Một số loại thực phẩm chứa nhiều đường như: nước ép trái cây, các loại trái cây khô, bánh ngọt, bánh quy, bánh pudding, kem, khoai tây chiên, các loại nước ép trái cây thêm đường,… không tốt cho sức khỏe đường ruột, gây bệnh béo phì, bệnh tiểu đường do đó cần phải hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm này.
Bổ sung thực phẩm giàu probiotic
Probiotics là các vi sinh vật sống, khi được sử dụng với lượng vừa đủ, sẽ mang lại lợi ích sức khỏe, giúp giảm cân, kiểm soát cân nặng, bệnh tiểu đường hiệu quả. Thực phẩm lên men có chứa probiotic không chỉ xử lý các chất gây độc hại trong đường tiêu hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh do thực phẩm, hỗ trợ tiêu hóa và hoạt động với hệ thống miễn dịch để chống lại các vi sinh vật gây bệnh trong đường tiêu hóa, tăng cường sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột, tăng sản xuất axit linoleic liên hợp, cải thiện sức khỏe đường ruột tổng thể mà còn giúp giảm cân, ngừa béo phì, bệnh tiểu đường,… Những loại thực phẩm lên men có lợi cho hệ vi sinh đường ruột như: kim chi, dưa cải, sữa chua, đâu nành lên men, dưa chua, rau ngâm, trà kombucha…
Bổ sung thực phẩm giàu prebiotics
Prebiotics là những carbohydrate không tiêu hóa được dùng như một nguồn thức ăn cho men vi sinh. Prebiotic giúp duy trì một hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, hỗ trợ hấp thụ một số khoáng chất, bao gồm canxi, sắt và kẽm.
Các vi khuẩn lên men prebiotics tạo thành các axit béo chuỗi ngắn. Các axit béo này có ảnh hưởng đến niêm mạc của đường ruột và tăng cường sự trao đổi chất. Cũng có bằng chứng cho thấy ăn thực phẩm giàu prebiotic làm giảm cảm giác thèm ăn, góp phần giảm cân, ngừa béo phì, bệnh tiểu đường hiệu quả.
Chế độ ăn giàu chất xơ
Chất xơ có vai trò quan trọng trong điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh như tim mạch, thừa cân béo phì, bệnh tiểu đường, ung thư, táo bón, rối loạn tiêu hóa…
Các vi khuẩn tốt tạo nên hệ vi sinh đường ruột, ăn chất xơ giúp chúng phát triển. Khi vi khuẩn đường ruột tiêu thụ chất xơ đã lên men trong đường tiêu hóa, chúng sẽ tạo ra các axit béo chuỗi ngắn mang lại nhiều lợi ích, bao gồm giảm tình trạng viêm toàn thân, có liên quan đến nhiều bệnh, trong đó có vấn đề sức khỏe mạn tính. Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, kích thích khả năng hoạt động của ruột già, tăng khả năng tiêu hóa đồng thời cũng là tác nhân tham gia thải loại các sản phẩm oxy hóa.
Chất béo lành mạnh
Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường trong chế độ ăn uống hàng ngày nên bổ sung nhiều loại thực phẩm có chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa). Những thực phẩm này có tác dụng giảm cholesterol xấu trong máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường. Một số thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như hạnh nhân, đậu phộng, hạt lanh, hạt bí ngô; cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ…
Thường xuyên kiểm tra lượng đường
Nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo tư vấn của bác sĩ về thời gian và mức đường huyết mục tiêu. Việc giữ lượng đường trong máu càng gần mức mục tiêu càng tốt giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng của bệnh tiểu đường type 2.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Mối liên hệ vi khuẩn đường ruột và bệnh tiểu đường type 2
5 thực phẩm màu trắng người bệnh tiểu đường nên tránh ăn
Thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu ăn quá nhiều
Novolog, insulin aspart, thuốc tiêm điều trị bệnh tiểu đường
Tập thể dục có lợi cho vi khuẩn đường ruột như nào?
Suckhoecuocsong.vn