Cải thiện chán ăn do hệ vi sinh vật đường ruột mất cân bằng
Bí quyết cải thiện chán ăn do hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng
Do mất cân bằng lợi khuẩn, hại khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột, số lượng lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn tăng nên gây mất cân bằng từ đó gây ra các bệnh đường tiêu hóa. Để cải thiện chứng chán ăn, biếng ăn do hệ vi sinh vật đường ruột bị mất cân bằng chúng ta nên làm như thế nào?
Hệ thống thần kinh ruột giao tiếp với não của chúng ta thông qua trục não-ruột và các tín hiệu truyền theo cả hai hướng. Trục não-ruột gồm các tế bào thần kinh chủ yếu hoạt động tự động để điều chỉnh hoạt động của đường tiêu hóa mà không cần sự điều khiển từ bộ não trung ương. Hệ thống thần kinh ruột não có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh việc tiêu hóa thức ăn, di chuyển thức ăn qua ruột, và các chức năng khác của đường tiêu hóa, bao gồm cả việc điều hòa ăn uống của cơ thể.
Các thức ăn di chuyển đến dạ dày, lúc này một số hormone đường ruột sẽ được tiết ra. Các hormone đường ruột kích hoạt các con đường truyền tín hiệu từ ruột đến thân não và vùng dưới đồi để ngừng tiêu thụ thực phẩm.
Những hormone đường ruột bao gồm hormone ức chế sự thèm ăn peptide YY và cholecystokinin. Peptide YY là loại hormone đường ruột kiểm soát sự thèm ăn, chúng được giải phóng bởi các tế bào trong ruột và đại tràng. Peptide YY được cho là đóng vai trò chính trong việc giảm lượng thức ăn, giảm nguy cơ béo phì.
Khi đó, cơ thể sản sinh ra các hormone kiểm soát việc chúng ta cảm thấy đói hay no. Leptin giúp ngăn chặn sự thèm ăn trong não, trong khi peptide YY có tác dụng làm giảm lượng thức ăn ăn vào. Ngoài ra, ghrelin là hormone kích thích cơn đói, hoạt động theo chu kỳ, tăng trước bữa ăn và giảm sau bữa ăn.
Trong một số nghiên cứu các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một số phản ứng dây chuyền do vi khuẩn đường ruột gây ra đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến việc sản xuất các hormone này từ đó kiểm soát sự thèm ăn của chúng ta. Một số loài vi khuẩn đường ruột tạo ra axit béo chuỗi ngắn như propionate khi chúng phân hủy chất xơ, điều này có thể ảnh hưởng đến các tín hiệu ngăn chặn sự thèm ăn của cơ thể, từ đó gây tình trạng sút cân, kiệt sức, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, ợ nóng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích, stress, nếu không được phát hiện, cải thiện sớm.
Bí quyết cải thiện chán ăn do hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng
Để kích thích thèm ăn, giúp cho hệ vi sinh vật cân bằng, tăng cường lợi khuẩn, giảm hại khuẩn trong đường ruột chúng ta nên:
Bổ sung thực phẩm lên men trong thực đơn
Những thực phẩm lên men dưới đây chứa nhiều lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, chống lại các vi sinh vật có hại, tăng cường khả năng miễn dịch, kiểm soát chứng viêm, bảo vệ cơ thể. Vi sinh vật có lợi đóng vai trò hỗ trợ hệ thống miễn dịch bằng cách xử lý các chất gây độc hại trong đường tiêu hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh do thực phẩm, hỗ trợ tiêu hóa và hoạt động với hệ thống miễn dịch để chống lại các vi sinh vật gây bệnh trong đường tiêu hóa, cải thiện sức khỏe đường ruột tổng thể. Những loại thực phẩm lên men có lợi cho hệ vi sinh đường ruột như: kim chi, dưa cải, sữa chua, đâu nành lên men, dưa chua, rau ngâm, trà kombucha…
Ăn thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có thể được tiêu hóa bởi vi khuẩn đường ruột, giúp kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi, giúp phục hồi vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh sau một đợt điều trị bằng kháng sinh. Do vậy nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như: quả hạch, hạt mầm, đậu lăng, cháo, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan, chuối, Atiso, gạo lứt, quả mọng, bông cải xanh, các loại rau xanh lá,…
Bổ sung thực phẩm Prebiotic
Bổ sung thực phẩm giàu prebiotic giúp tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột. Prebiotic là loại thực phẩm giúp nuôi sống các vi khuẩn có lợi trong ruột như các thực phẩm giàu chất xơ.
Một số các thực phẩm giàu prebiotic: atiso, măng tây, chuối, lúa mạch, quả mọng, rau diếp xoăn, ca cao, rau bồ công anh, hạt lanh, tỏi, các loại rau xanh, tỏi tây, yến mạch, hành, cà chua, đậu nành, lúa mì, khoai sâm,…
Ăn đa dạng các loại thực phẩm
Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều trái cây, rau củ giàu chất xơ, vitamin, kali, magie, sắt, đồng, photpho cùng nhiều khoáng chất khác để giúp tạo ra hệ vi sinh vật đa dạng hơn, tạo nhiều vi sinh vật có lợi, giảm vi sinh vật có hại trong đường ruột.
Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm hun khói, đồ ăn sẵn bởi các loại thực phẩm này không có lợi cho hệ vi sinh đường ruột.
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
Nên chia nhỏ các bữa ăn, khoảng 5 - 6 bữa/ngày để tránh cảm giác đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Tập luyện thể thao
Tập luyện các môn thể thao như chạy bộ, đi bộ, bơi lội, chơi cầu lông, bóng đá, bóng chuyền,… sẽ giúp chúng ta khỏe hơn, tăng cảm giác thèm ăn sau khi tập luyện, thúc đẩy tinh thần được thoải mái từ đó giúp cho hệ vi sinh đường ruột được cân bằng, khỏe mạnh.
Sau khi áp dụng các bí quyết trên nếu tình trạng chán ăn vẫn không được cải thiện nhiều chúng ta nên đi thăm khám kiểm tra sức khỏe tại các phòng khám tiêu hóa, trung tâm dinh dưỡng để được tư vấn. Để xác định nguyên nhân, có phương án điều trị phù hợp các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện xét nghiệm hơi thở hydro, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp CT, siêu âm ổ bụng,… và điều trị hợp lý.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Hệ vi sinh vật đường ruột ảnh hưởng cảm giác thèm ăn như nào?
Mẹo cải thiện hệ vi sinh đường ruột do dùng kháng sinh kéo dài
Hệ vi sinh đường ruột bị ảnh hưởng như thế nào nếu dùng kháng sinh kéo dài?
Hệ vi sinh vật đường ruột bị ảnh hưởng khi đi du lịch vì sao?
Trục não – ruột, tác động của hệ vi sinh đường ruột với bệnh đường tiêu hóa
Suckhoecuocsong.vn