Cách xử lý khi bị sứa tầm ma biển đốt
Sứa tầm ma biển có hình dạng giống cây tầm ma, loài sứa này có chất độc gây nóng rát, sưng đỏ,… Vậy phải làm gì khi bị sứa tầm ma biển đốt để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Sứa tầm ma biển có hình dáng giống như cây tầm ma, thường sinh sống chủ yếu ở các bờ biển Đại Tây Dương, chiều dài trung bình cơ thể khoảng 1.8m với 24 xúc tua bao quanh miệng để bắt thức ăn, miệng của chúng nằm ở giữa một đầu của cơ thể mở ra khoang dạ dày mạch dùng để tiêu hóa. Đây là loài động vật không xương sống, thường trong mờ, có các chấm nhỏ màu trắng, sọc nâu đỏ. Thức ăn chủ yếu của sứa tầm ma biển là các loài động vật phù du, ctenophores, các loài sứa nhỏ khác, một số loài giáp xác. Chúng bắt mồi bằng các xúc tu, sau đó con mồi sẽ được vận chuyển đến khoang dạ dày, nơi nó được tiêu hóa thức ăn.
Mỗi xúc tu của sứa tầm ma biển được bao phủ bởi hàng nghìn tế bào ctenophores, có kích thước vô cùng nhỏ, mỗi tế bào cnidocyte riêng lẻ đều có một "bộ kích hoạt" (cnidocil) kết hợp với một nang chứa một sợi đốt cuộn tròn. Khi tiếp xúc với con mồi, con người, các loài động vật dưới biển khác, cnidocil sẽ ngay lập tức bắt đầu một quá trình đẩy sợi đốt được bao phủ bởi nọc độc ra khỏi nang của sứa tầm ma biển vào mục tiêu. Quá trình này sẽ tiêm các chất độc có khả năng tiêu diệt các con mồi nhỏ, làm choáng những kẻ săn mồi dưới biển, với con người sẽ gây ra phản ứng nóng rát đột ngột như kim chích ở một bộ phận trên cơ thể, da bị cắn xuất hiện những vệt đỏ hình dài hoặc vết lằn của xúc tu, sưng, ngứa, đỏ, đau nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Dù không gây nguy hiểm nhưng khi bị sứa tầm ma biển tấn công cần phải thực hiện các biện pháp cứu hộ dưới nước đối với nạn nhân tránh đuối nước. Hãy ngay lập tức rời khỏi vùng nước biển có sự xuất hiện của sứa tầm ma biển, lên bờ để thực hiện các bước sơ cứu.
Các bước sơ cứu khi bị sứa tầm ma biển đốt
Bước 1: Khi bị sứa tầm ma biển tấn công hãy nhanh nhanh chóng lấy nước biển rửa
Bước 2: Dùng các dụng cụ như dao, que kem hay thìa cào những nọc của sứa trên da để không để tế bào kích ứng kịp vỡ ra. Hoặc có thể sử dụng vật dụng như chai, lọ cốc múc nước biển sạch rửa nhẹ nhàng lên vùng da bị sứa tầm ma biển tấn công. Đeo găng tay cao su nhẹ nhàng dùng tay lấy các xúc tu khỏi vết cắn, loại bỏ những xúc tu còn dư, giảm bớt độc tố.
Bước 3: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để nhờ sự trợ giúp của bác sĩ, có phương pháp xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Trong trường hợp bị sứa tầm ma biển cắn nhẹ có thể điều trị tại nhà, các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để thoa lên vùng da bị sứa đốt như: thuốc mỡ kháng sinh Neosporin, thuốc bôi chứa thành phần thuộc nhóm kháng Histamin. Những loại thuốc bôi da này có tác dụng làm dịu vết cắn của sứa biển, đẩy nhanh quá trình làm lành các vết thương giảm đau ngứa tạm thời. Các bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau tùy thuộc vào tình trạng mỗi người.
Những điều cần lưu ý khi đi tắm biển tránh bị sứa biển tấn công
+ Khi quan sát thấy sứa biển, tuyệt đối không xuống tắm để tránh bị sứa tấn công.
+ Không nên tắm biển tại các khu vực có sự xuất hiện của sứa biển
+ Khi xuống tắm biển nếu thấy cơ thể bị ngứa cần lên bờ ngay để kiểm tra xem có phải do sứa bắp cày tấn công hay không
+ Không chạm tay hay dẫm đạp lên xác những con sứa này để tránh bị dính chất độc vào da.
+ Không sử dụng nước lọc đóng chai để vệ sinh vùng da bị sứa tầm ma biển đốt khi sơ cứu
+ Không tiếp xúc gần với sứa tầm ma biển dù nhìn chúng đẹp, rực rỡ đến đâu
+ Nhà có trẻ em nên chú ý quan sát khi đi tắm biển, tham gia các hoạt động dưới biển, tránh để trẻ tiếp xúc với sứa tầm ma biển.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Cách đảm bảo an toàn khi đi cứu trợ khu vực bão lũ
Đảm bảo an toàn cho bản thân, các thành viên trong đoàn cứu trợ tại các khu vực bão lũ bị ảnh hưởng cần lưu ý những điều sau đây. -
Cứu trợ vùng bão lũ nên chọn những nhu yếu phẩm gì
Khi chuẩn bị những đồ dùng để cứu trợ cho những khu vực bị ảnh hưởng bởi bão lũ, sạt lở đất, lũ quét nên lựa chọn những nhu yếu phẩm nào vừa tránh lãng phí, thiết thực nhất cho người dân. -
Cách xử lý rắn bò vào nhà trong mùa mưa bão chuẩn xác
Trong những ngày mưa bão gây ngập lụt khiến cho rắn không có chỗ trú ẩn nên thường vào trong nhà. Để tránh bị rắn cắn gây nguy hiểm cho tính mạng cần áp dụng các biện pháp đuổi rắn ra khỏi nhà dưới đây. -
Kinh nghiệm xử lý nước sinh hoạt trong mùa mưa bão, ngập lụt
Mưa bão ngập lụt kéo dài gây ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt, khiến cho nước bị ô nhiễm. Để làm sạch nước sau bão lũ hãy áp dụng các biện pháp xử lý nước dưới đây. -
Cách bảo quản thực phẩm khi mưa lũ gây mất điện
Mưa lũ kéo dài khiến nhiều nơi bị tình trạng mất điện gây ảnh hưởng tới việc bảo quản thực phẩm. Để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe khi bảo quản thực phẩm trong mùa mưa lũ bị mất điện cần lưu ý những điều sau đây. -
Cách nhận biết nguy cơ lũ quét chuẩn xác
Lũ quét xảy ra khi một lượng nước lớn, khổng lồ kéo theo đất đá, cây di chuyển nhanh từ địa cao xuống thấp gây ảnh hưởng cho tính mạng, tài sản mà cơn lũ quét đi qua. Vậy làm thế nào để nhận biết nguy cơ lũ quét, nguyên nhân do đâu? -
Dấu hiệu nhận biết sạt lở đất trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Sạt lở đất diễn ra rất nhanh, bất ngờ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về người, tài sản của người dân. Để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ nếu phát hiện xung quanh nơi sinh sống có những dấu hiệu dưới đây cần di tản ngay lập tức. -
Cách dọn dẹp nhà, bùn lầy sau mưa bão, ngập lụt đúng cách
Nước đã rút dần sau những ngày ngập lụt kéo dài để lại lượng lớn bùn đất, sình lầy, rác thải gây ô nhiễm môi trường. Để dọn dẹp đúng cách, tránh mất sức hãy áp dụng một số cách hay dưới đây. -
Vì sao không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày mưa bão
Tích trữ thực phẩm trước ngày mưa bão với số lượng lớn không chỉ gây lãng phí mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ảnh hưởng tới sức khỏe.