Cách xử lý khi bị ngộ do ăn vải, những người nào không nên ăn vải?
Vải đang vào vụ chín đỏ, thơm ngọt hấp dẫn người ăn tuy nhiên đây lại là loại trái cây có tính nóng, dễ gây nguy hiểm cho cơ thể khi ăn quá nhiều. Vậy, ăn vải thế nào là đúng cách, cách xử lý khi bị ngộ độc vải?...
Ăn vải thế nào là đúng cách
Trước khi ăn vải nên uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20-30 g thịt nạc, uống nước canh xương. Các chuyên gia cho biết việc làm này có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.
Ngoài ra có thể ăn vải sau khi ăn cơm do lúc này cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.
Lưu ý khi ăn vải không nên ăn quá 10 quả/lần. Nguyên nhân do ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, thậm chí gây buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt….
Khi ăn vải cần ăn cả lớp màng trắng để không bị sinh hỏa. Dù rằng lớp màng trắng đó có hơi chát nhưng khi ăn đến lớp cùi vải sẽ cảm thấy ngọt hơn. Tương tự, ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.
Cách xử lý khi bị ngộ độc vải
Do vải chứa nhiều đường glucoza trong cùi nên nếu ăn nhiều một lúc sẽ khiến một lượng lớn đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan khiến cơ thể tiết insulin tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống. Điều này gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu chứng "say vải" hay ngộ độc vải.
Khi bị ngộ độc vải, việc cần làm là uống một cốc nước đường để cải thiện tình hình. Đây cũng là cách làm hiệu quả nhất khi bị ngộ độc vải.
Những người không nên ăn vải
Phụ nữ mang thai, người mới sinh không nên ăn vải do vải có thể gây ra xuất huyết và nhiễm khuẩn, có hại cho trẻ. Không chỉ vậy, loại quả này giàu hàm lượng đường nên người thừa cân, người bị tiểu đường chỉ nên ăn một lượng vừa phải.
Ngoài ra quả vải tính nóng, có thể gây ra mụn nhọt nên những người bị mụn nhọt, nhiệt miệng không nên ăn nhiều vải để tránh làm bệnh trầm trọng hơn. Đặc biệt những người có bệnh tích đờm trong cổ họng, người đang bịthủy đậu, rôm sảy, lẹo mắt cần hạn chế ăn vải.
Người mắc các bệnh tự miễn dịch cần thận trọng khi ăn vải và nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh làm cho tình trạng sức khỏe trầm trọng hơn. Tương tự, trẻ con cũng không nên ăn nhiều vải vì hệ tiêu hóa của trẻ còn kém, lượng đường trong vải cao dễ làm các vi khuẩn trong cơ thể phát triển sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh.
Theo soha.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau