Cách thoát hiểm khi gặp người ngáo đá
Không gây nghiện mạnh mẽ như heroin nhưng ma túy đá cũng làm cho người nghiện nó khốn đốn và làm băng hoại xã hội. Ma túy đá kích thích rất mạnh đến hệ thống thần kinh trung ương và gây ra ảo giác cho người sử dụng. Vì vậy những người nghiện ma túy hay còn gọi là ngáo đá thường không kiểm soát được hành vi của chính mình. Do đó, khi gặp người bị ngáo đá cần hết sưc bình tĩnh...
Ma túy đá là một loại hóa chất tổng hợp từ các chất kích thích có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương và gây ảo giác cho người sử dụng làm thay đổi cách cư xử thái độ của đối tượng.
Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, ma túy đá khiến não không tự tiết ra dopamin (chất dẫn truyền thần kinh). Quan trọng hơn các loại kích thích từ loại ma túy đá có độc tính cao dẫn đến các bệnh tâm thần, hoảng loạn, trầm cảm. Khi đó, người nghiện ma túy đá phải dùng thuốc với liều dùng ngày một tăng nếu không sẽ bị trầm cảm, sợ hãi, lo lắng
Ngoài ra, ma túy đá còn làm cho người dùng ở trạng thái kích dục mãnh liệt, hưng phấn trong 3-10 ngày liên tiếp, gây ra ảo giác, hoang tưởng không biết mệt mỏi, thức liên tục trong thời gian phê thuốc, không muốn ăn vài ngày, thậm chí vài tuần. Trong thời gian đó, con nghiện “đá” có những hành động điên rồ, gây hại cho bản thân và cho người khác…
Những việc cần làm khi gặp đối tượng ngáo đá
Tiến sĩ Trần Thị Hồng Thu - Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần Mai Hương cho biết khi bị người ngáo đá khống chế, hoặc đe doạ đến tính mạng, cần có thái độ thật bình tĩnh, đồng thời ngay lập tức nương theo dòng hoang tưởng của họ bởi lúc này họ rất dễ nổi nóng, tức giận dù chỉ vì một lý do nhỏ.
Trong trường hợp này, người tiếp cận cần có thái độ ân cần, đồng cảm và bảo vệ, hỗ trợ người đang ngáo đá. Sau khi dòng hoang tưởng bị ngắt quãng, cần lấy đá lạnh chườm lên trán và khắp cơ thể nạn nhân. Khi thân nhiệt dần hạ xuống, người nhà cần tiếp tục cuốn theo dòng hoang tưởng của nạn nhân và có những cử chỉ xoa dịu quan tâm cho tới khi người này khát nước, thèm ăn, dòng hoang tưởng thưa dần và rơi vào trạng thái thèm ngủ. Lúc này, cần nhanh chóng đưa người ngáo đá tới các trung tâm cai nghiện, giúp họ phục hồi tinh thần.
Bác sĩ Thu cho biết “Dù cơn ngáo đã tan nhưng tổn thương về trí óc của ma tuý đá vẫn kéo dài nhiều ngày, thậm chỉ cả tháng, cả năm sau. Để phòng chống tái nghiện hiệu quả cần phối hợp nhiều phương pháp điều trị: hóa dược, liệu pháp tâm lý cá nhân, liệu pháp gia đình, liệu pháp lao động tái thích ứng tại cộng đồng”.
Ngoài các kỹ năng trên, tiến Sĩ Nguyễn Thị Hoa Mai Tổ trưởng bộ môn khoa cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy học viện Cảnh sát nhân dân cho biết khi gặp những đối tượng ngáo đá cách xử lý tốt nhất đối với những người dân.
- Thứ nhất : Cần gọi điện thoại ngay cho các cơ quan chức năng.
- Thứ hai : Tránh xa, tránh tiếp cận đối với những đối tượng này. Các đối tượng ngáo đá đã sử dụng ma túy tổng hợp thường có nhận thức sai lệch và có những biểu hiện ảo giác, thậm chí không nhận thức được người thân của mình. Chỉnh vì vậy kể cả người thân chúng ta cũng cần có những biện pháp phòng tránh. Nếu ở trong phòng thi người thân nên tránh xa và khóa của lại để tránh họ có những hành vi nguy hiểm đối với những người dân khác xung quanh.
- Thứ ba:Nếu những đối tượng này sử dụng vũ khí hoặc những vật có thể gây nguy hiểm cho người khác thì chúng ta phải tách những vật nguy hiểm ra khỏi đối tượng này tránh gây nguy hiểm tới người xung quanh.
- Thứ tư : Hạn chế những tác động làm kích động thêm và những người xung quanh đó cũng không nên tập trung lại tò mò xem hành vi của những đối tượng này.
Tổng hợp
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau