Cách sơ cứu khi bị sứa bắp cày tấn công
Sứa bắp cày chứa nọc độc trong xúc tu, loài sứa này có màu sắc hình dáng tương đồng, đôi khi hòa lẫn vào nước biển nên rất khó nhìn thấy nên khi tắm biển rất nhiều người bị loài sứa bắp cày tấn công gây đau buốt, bỏng rát,… Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách sơ cứu khi bị sứa bắp cày tấn công chuẩn xác nhất.
Sứa bắp cày hay sứa hộp có tên khoa học là Chironex fleckeri, là loài động vật không có xương sống, sinh sống chủ yếu ở biển hay các vùng nước mặn. Độc tố của sứa biển sẽ tập trung ở các xúc tu chứa tới khoảng 5.000 tế bào ngòi độc, chúng sử dụng các tế bào châm được gọi là nematocyst. Các tế bào này đều rất nhỏ và có độc. Chúng được sử dụng để săn bắt mồi, bảo vệ khỏi các loài động vật khác.
Khi tắm biển hay lặn biển, tham gia các hoạt động dưới biển chúng ta rất dễ va chạm với loài sứa này. Do sứa bắp cày (sứa hộp) có màu sắc hình dáng tương đồng, đôi khi hòa lẫn vào nước biển, gần như trong suốt chỉ ánh chút xanh nước biển, việc phát hiện ra loài sứa này là rất khó, nếu không cẩn thận tránh xa thì chúng ta rất dễ va chạm phải chúng. Lúc này nọc độc từ các xúc tu sẽ xâm nhập vào da, cơ thể xuất hiện cảm giác bỏng rát như chạm với thanh sắt nung nóng, đau nhức dữ dội, vùng da tiếp xúc nhanh chóng xuất hiện dấu hiệu phồng rộp, đỏ đậm hoặc tím bầm, nếu bị nặng có thể dẫn đến hoại huyết tế bào tim dẫn đến tử vong do suy tuần hoàn.
Khi bị sứa bắp cày tấn công phải thực hiện các biện pháp cứu hộ dưới nước đối với nạn nhân tránh đuối nước. Hãy yêu cầu nạn nhân bị sứa bắp cày đốt thả lỏng cơ thể, hạn chế cử động để tránh tăng cảm giác đau đớn. Sau khi lên bờ tiến hành các biện pháp sơ cứu như sau:
Cách 1:
Bước 1: Khi bị sứa bắp cày tấn công hãy nhanh nhanh chóng lấy nước biển rửa
Bước 2: Dùng các dụng cụ như dao, que kem hay thìa cào những nọc của sứa trên da để không để tế bào kích ứng kịp vỡ ra
Bước 3: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để nhờ sự trợ giúp của bác sĩ, có phương pháp xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Cách 2:
Bước 1: Sử dụng vật dụng như chai, lọ cốc múc nước biển sạch rửa nhẹ nhàng lên vùng da bị sứa bắp cày tấn công.
Bước 2: Đeo găng tay cao su nhẹ nhàng dùng tay lấy các xúc tu khỏi vết cắn, loại bỏ những xúc tu còn dư, giảm bớt độc tố
Bước 3: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để nhờ sự trợ giúp của bác sĩ
Cách 3:
Bước 1: Rửa ngay chỗ bị đốt với nước muối hoặc giấm tuyệt đối không rửa bằng nước lọc, nước suối đóng chai
Bước 2: Cẩn thận nhổ các xúc tu có thể nhìn thấy với một cái nhíp nhỏ rồi ngâm da trong nước nóng nhiệt độ khoảng 43 - 45 độ từ 20 – 45 phút giúp giảm đau, ngăn chặn độc tố lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể
Bước 3: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để nhờ sự trợ giúp của bác sĩ, có phương pháp xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Những điều cần lưu ý khi đi tắm biển tránh bị sứa biển tấn công
+ Không nên tắm biển tại các khu vực có sự xuất hiện của sứa biển
+ Khi xuống tắm biển nếu thấy cơ thể bị ngứa cần lên bờ ngay để kiểm tra xem có phải do sứa bắp cày tấn công hay không
+ Không sử dụng nước lọc đóng chai để vệ sinh vùng da bị sứa bắp cày đốt khi sơ cứu
+ Không tiếp xúc gần với sứa bắp cày dù nhìn chúng đẹp, rực rỡ đến đâu
+ Nhà có trẻ em nên chú ý quan sát khi đi tắm biển, tham gia các hoạt động dưới biển, tránh để trẻ tiếp xúc với sứa bắp cày.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau