Cách sơ cứu khi bị chuột cắn chuẩn xác

5/14/2024 8:41:00 AM
Khi bị chuột cắn cần xử lý đúng cách nếu không rất dễ nhiễm nhiều loại bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết dưới đây hướng dẫn cách sơ cứu khi bị chuột cắn tại nhà.

 

Khi bị chuột cắn cần xử lý đúng cách nếu không rất dễ nhiễm nhiều loại bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết dưới đây hướng dẫn cách sơ cứu khi bị chuột cắn tại nhà.

Chuột là loài gặm nhấm sống gần con người, nếu không cẩn thận chúng ta rất dễ bị chuột cắn. Nhiều trường hợp khi đi ngủ không mắc màn chuột bò vào cắn chân, ngón tay,… Khi bị chuột cắn nhiều người chủ quan không sơ cứu, đến bệnh viện kiểm tra, điều trị nên dễ bị nhiễm bệnh từ chuột.

Những bệnh nguy hiểm chuột có thể truyền sang cho con người như: bệnh sốt, bệnh sodoku, bệnh Haverhill, nhiễm hantavirus, bệnh dịch hạch, uốn ván, bệnh dại.

Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị chuột cắn

Ngay khi bị chuột cắn chảy máu, chúng ta không nên chủ quan mà cần xử lý vết thương ngay lập tức.

Bước 1: Nhanh chóng rửa sạch vết cắn bằng xà phòng, nước ấm sạch. Nên làm sạch sâu vết thương, hãy rửa sạch xà phòng để tránh tình trạng bị kích ứng xà phòng

Bước 2: Dùng vải sạch lau khô và băng vết thương bằng gạc sạch nhằm tránh tình trạng chảy máu.

Bước 3: Vết cắn của chuột có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng do vậy chúng ta cần đến cơ sở y tế, bệnh viện để được tiêm tiêm phòng uốn ván hoặc khâu vết thương nếu bị cắn rộng và sâu.

Bước 4: Tại các cơ sở bệnh viện các bác sĩ, điều dưỡng sẽ rửa sạch vết thương và tiêm phòng uốn ván . Dùng kháng sinh Penicillin tĩnh mạch (2 triệu đơn vị mỗi 4 giờ), trong 5-7 ngày. Nếu lâm sàng cải thiện có thể ampicillin 500mg x 4 lần/ngày đường uống cho đủ thời gian 7 ngày.

Trong những trường hợp dị ứng với penicillin, các bác sĩ có thể thay thế bằng tetracycline (viên uống, 500mg/lần x 4 lần/ngày) hoặc doxycycline (100mg, uống hoặc tiêm tĩnh mạch x 2 lần/ngày), trong 5-7 ngày. Hoặc Streptomycin 1 – 2 g/ngày tiêm bắp x 7 ngày.

Phòng ngừa chuột cắn

+ Luôn giữ gìn và dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ

+ Không chất nhiều đồ đạc không cần thiết, để đồ đạc bừa bãi vào một chỗ để hạn chế tạo thành ổ chuột.

+ Khi đi ngủ nên mắc màn, chặn màn chặt để không cho chuột chui vào cắn.

+ Không dùng tay không để bắt chuột.

+ Đóng kín các cửa tủ để chuột không xâm nhập vào tủ và trú ẩn.

+ Giữ thức ăn thừa đúng cách để không thu hút chuột vào nhà.

+ Khi dọn dẹp nhà cửa nên dùng găng tay, khẩu trang để tránh sự tiếp xúc với nước tiểu hoặc phân chuột.

+ Dùng nước tẩy rửa để lau sạch những nơi bị ô nhiễm nếu bạn phát hiện phân chuột hoặc nước tiểu chuột, sau đó lau lại bằng nước sạch và để khô ráo.

+ Hạn chế quét khô những nơi có phân và nước tiểu chuột vì dễ hít phải bụi mang virus của con chuột gây bệnh.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?